Thời gian qua, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trên cả nước đã tích cực hưởng ứng, linh hoạt triển khai chương trình, góp phần mang hơi ấm tình thương, giúp những trẻ em mồ côi thiếu may mắn có thêm động lực vững bước trên con đường đi tới tương lai.
Các doanh nghiệp - đại lý bán lẻ, kinh doanh phân phối xăng dầu tiếp tục có nhiều khuyến nghị, góp ý sửa đổi vào Nghị định 83/NĐ-CP và Nghị định 95/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Làm sao để xử lý tận gốc các “lợi ích nhóm” trong hệ thống phân phối xăng dầu là vấn đề đặt ra, điều mà chính cơ quan quản lý Nhà nước khẳng định “Cần phải sửa căn cơ, không chỉ chạy theo những diễn biến bất thường của thị trường”.
Mới đây, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin sơ bộ dự thảo phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025. Theo đó Lịch sử dự kiến sẽ trở thành môn thi bắt buộc, bên cạnh 3 môn quen thuộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Đây là phương án Bộ GD&ĐT đang cùng các chuyên gia xây dựng, xin ý kiến góp ý sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Thông tin này nhận được nhiều luồng tranh luận và sự quan tâm của xã hội. Nếu phương án đưa Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc từ năm 2025 là cơ hội để nâng cao vị thế môn học, nhưng cũng là thách thức lớn với người học và người dạy. Đặc biệt, áp lực đổ lên vai học sinh lớp 12 sẽ ngày càng nặng nề khi khối lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới có thể gia tăng. Vậy nếu Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, cần có sự chuẩn bị như thế nào?
Tại phiên họp kinh tế- xã hội tháng 2 và nhiệm vụ giải pháp tháng 3 của UBND TP.HCM diễn ra sáng nay (3/3), các chuyên gia nhận định, đà suy giảm của kinh tế của TP.HCM có thể còn kéo dài nhưng cũng bắt đầu có những điểm sáng, tín hiệu tích cực để có thể giữ vững tăng trưởng.
Thị trường bất động sản không chỉ khó khăn vấn đề tín dụng.- Triển vọng thu hút đầu tư từ Liên minh Châu Âu qua công bố Sách trắng của Eurocham.- Tiêu điểm kinh tế địa phương: Khánh Hòa - Hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư vào Vân Phong
Đề cương về văn hóa Việt Nam - con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa - Cảnh báo gia tăng đối tượng sử dụng chung cư cao cấp chứa trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng nhái- Ấn Độ trong tầm nhìn chiến lược của châu Âu- Thị trường bất động sản đang có tình trạng lệch pha cung- cầu- Nghệ An: Mòn mỏi vì dự án “treo” nghìn tỷ
Trong năm qua, nguồn cung bất động sản, nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở trung - cao cấp, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp. Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do khó tiếp cận được các nguồn vốn (tín dụng, trái phiếu...); lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; không bán được sản phẩm. Trước thực trạng này, theo các chuyên gia, Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tạo ra tác động kép giúp người dân có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở phù hợp, vừa cân đối được cung - cầu, từ đó tác động hạ giá thành phân khúc nhà ở thương mại, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh hơn.
Niềm tin vững bước.- Lực lượng cảnh sát biển tăng cường tuần tra khu vực biển giáp ranh: Quyết tâm chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp.
Mới đây, Thủ tướng đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững. Tại hội nghị, nhiều ý kiến đề xuất gỡ khó về vấn đề tín dụng. Nhưng liệu rằng vấn đề tín dụng có phải là "nút thắt" duy nhất mà nếu tháo gỡ sẽ khơi thông toàn bộ thị trường bất động sản?
Chiều 25/2, tại TP.HCM, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức tọa đàm "Điểm sáng trong cơ chế, chính sách cho thị trường Bất động sản Việt Nam”.
Đang phát
Live