Cao nguyên Mộc Châu - điểm đến hấp dẫn trên cung đường Tây Bắc.- Giải pháp ngăn ngừa chất cấm trong cộng đồng và học đường
Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và 57 năm ngày Bác Hồ về thăm, Công ty cổ phần Rạng Đông tổ chức chuỗi sự kiện báo công với Bác Hồ kết quả bước đầu năm đầu tiên thực hiện Chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự Cuộc họp lần thứ 35 Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á.- Quảng Nam trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước được thí điểm đón du khách quốc tế từ tháng 7 tới.- Phà Rạch Miễu ở Bến Tre vắng phương tiện, nguy cơ lãng phí nguồn kinh phí 100 tỉ đồng đầu tư.- Từ ngày mai 22/4, nhiều địa phương thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng gay gắt.- Trong thông điệp liên bang vừa công bố, Tổng thống Nga Vladimia Putin cảnh báo các nước không nên vượt qua lằn ranh đỏ và nước này sẽ phản ứng cứng rắn nhanh chóng trước bất cứ mối đe dọa nào.- Australia hủy thỏa thuận Vành đai con đường mà bang Victoria ký với Trung Quốc.- 53 thủy thủ trên 1 chiếc tàu ngầm của Indonesia đột ngột mất tích khi tham gia một cuộc tập trận.
Sau một năm phải hủy vì đại dịch Covid-19, ngày 20/4, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2021 khai mạc tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
- Gia Lai: Điều mất mùa, trượt giá- Quyết liệt thực hiện biện pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò- Nét đẹp nông thôn mới ở Bắc Giang- Làm thế nào để quản lý môi trường đạt hiệu quả trong nuôi cá nước ngọt?
Thời gian gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh liên tục xuất hiện tình trạng xin nghỉ việc của các bác sĩ, thậm chí có cả lãnh đạo các khoa, phòng. Câu chuyện đang nóng dư luận hiện nay, đó là hơn 200 bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội, đồng loạt nghỉ việc, trong đó có 18 bác sĩ có trình độ tiến sĩ, học hàm phó giáo sư. Làm gì để giữ chân bác sỹ giỏi trong các bệnh viện công? Phóng viên Thanh Nga, thường trú khu vực Đông Bắc và phóng viên Kim Dung thường trú tại TP.HCM đề cập mối quan tâm này.
Những thông tin như mở đường, làm cầu, phân chia lại địa giới hành chính hay thành lập quận, huyện... từ cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã được giới đầu cơ tạo các cơn sốt nhà đất đánh vào tâm lý của người dân với mục đích kiếm lợi khủng. Hiện tượng “thổi giá” đất nhằm đầu cơ, trục lợi, gây tình trạng “sốt ảo”, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm méo mó thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và gây thiệt hại cho người dân và xã hội. Trước việc giá đất ở nhiều nơi tăng cao đột biến, gây hiện tượng "sốt ảo", các địa phương đã rất quyết liệt đưa ra các biện pháp để ngăn chặn. Đặc biệt phải công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp. Ghi nhận thực tế tại tỉnh Bắc Giang:
Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo các chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi. Vậy giải pháp chặn đà đầu cơ bất động sản khó kiểm soát?
Trong một nỗ lực nhằm tiếp tục tăng cường vị thế và ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang có chuyến công du hai quốc gia địa chiến lược là Ai Cập và Iran. Không chỉ tăng cường quan hệ, hợp tác song phương, chuyến công du còn nhằm cân bằng và cạnh tranh với nỗ lực của nhiều nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc thời gian gần đây liên tục cử các quan chức hàng đầu đến khu vực này.- Nga đang tính toán gì khi tìm đến Ai Cập và Iran trong bối cảnh hiện nay? Chính sách với khu vực của Nga liệu có điều chỉnh nào đáng kể trong bối cảnh mới? Ông Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương làm rõ vấn đề này.
Cùng với những điểm nóng khác, những ngày gần đây, căng thẳng khu vực giữa biên giới Nga và Ukraine tiếp tục leo thang. Cuối tuần trước, Nga tuyên bố sẽ không rút quân khỏi đây và để ngỏ khả năng sẽ hành động khi cần thiết. Trong bối cảnh căng thẳng nhanh chóng tại Donbas, Ukraina đã công khai kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đẩy nhanh tiến trình kết nạp nước này, một động thái “đổ thêm dầu vào lửa” khiến giới chức Nga tức giận.Vậy, điều gì đang xảy ra trong mối quan hệ Nga-Ukraina? Và những căng thẳng hiện nay có tái hiện một kịch bản tương tự như năm 2014 hay không?
Đang phát
Live