Nhằm góp phần chung tay phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, bác sĩ Nguyễn Xuân Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện phổi Sơn La đã nghiên cứu và chế tạo ra “Dụng cụ lấy dung dịch sát khuẩn tay bằng chân”. Sản phẩm đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 từ tay người này sang tay người khác. Phản ánh của Đắc Thanh, PV VOV Tây Bắc:
Mận được mùa, chín đỏ cây, nhưng hàng trăm hộ nông dân ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La lại lo đói vì nhiều ngày nay không có thu nhập, họ như ngồi trên đống lửa khi diện tích mận tam hoa của gia đình không có ai mua hoặc có bán thì giá rẻ như cho. Lý do là vì khi thực hiện cách ly toàn xã hội, phòng chống dịch Covid-19, hoạt động vận tải, nhất là các tuyến xe khách đi các huyện, các tỉnh, thành phố trong cả nước tạm dừng hoạt động khiến việc tiêu thụ mận khó khăn, bà con thất thu. Đời sống của nhiều hộ nông dân bỗng lâm cảnh khó khăn, rất cần được Chính Phủ quan tâm hỗ trợ về an sinh xã hội. Phản ánh của nhóm phóng viên Thanh Thủy và Đắc Thanh, CQTT Tây Bắc:
Sau hơn 2 tháng, cả nước ghi nhận trên 250 ca mắc, chưa ghi nhận ca tử vong. Cộng đồng quốc tế và trong nước đều đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát, phòng ngừa, điều trị Covid-19 cho đến thời điểm này. Vậy chúng ta đang triển khai những công việc gì trong điều trị nhằm hạn chế thấp nhất số ca tử vong do dịch bệnh này? Các thầy thuốc đã làm gì để cứu sống bệnh nhân qua cơn nguy kịch? Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ về nội dung này:
Hôm nay (10/4), bệnh nhân Covid-19 thứ 135 là bệnh nhân cuối cùng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng được xuất viện trở về với chồng ở thành phố Hồ Chí Minh trong niềm vui và hạnh phúc của nhiều người. Bệnh nhân trở về cùng gia đình, còn 45 y, bác sỹ và kíp điều trị của Khoa Y học Nhiệt đới Bệnh viện Đà Nẵng lại vào cách ly y tế tại một khách sạn theo quy định. Hơn 1 tháng căng mình chiến đấu với dịch bệnh, không được ra ngoài, không về nhà thăm gia đình, những y bác sỹ này trải qua những cung bậc buồn vui lẫn lộn. PV Đình Thiệu và Phương Cúc tại miền Trung ghi lại những câu chuyện cảm động ở bệnh viện Đà Nẵng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Phòng chống COVID, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Lào, chiều nay 10-4, tại thủ đô Vientiane đã khai mạc lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực phòng chống dịch COVID 19 cho đội ngũ y - bác sĩ của Lào. Tin của Vân Thiêng-Đặng Thùy, Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, thường trú tại Lào.
Việt Nam vừa ghi dấu ấn mới trên bản đồ y khoa thế giới, khi thực hiện thành công ca ghép tay từ người cho sống đầu tiên trên thế giới. “Tác giả” của ca ghép này là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Từng là người Việt Nam đầu tiên và là người châu Á thứ tư được nhận Giải thưởng khoa học danh giá của Cộng hòa liên bang Đức, bác sĩ Nguyễn Thế Hoàng đã từ chối nhiều lời mời hấp dẫn ở lại đây làm việc, để trở về Việt Nam cống hiến. Với những gì học hỏi được từ nền y tế phát triển, sau khi về nước, bác sĩ Hoàng luôn nỗ lực, sáng tạo trong công việc chuyên môn để đem đến những điều tốt nhất cho sức khỏe bệnh nhân; đồng thời làm nên những điều kỳ diệu cho y học nước nhà.
- Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng – Cơ sở đảm bảo tiến độ cao tốc Bắc - Nam.- Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm và giải pháp cải thiện.- Tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý vận hành hệ thống điện trong bối cảnh dịch Covid-19.
- Giải pháp ứng phó với hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL.- Đâu là kế hoạch Marshall thực sự cho châu Âu?- Ngư dân vững tin vươn khơi bám biển.- Cách li triệt để - “lá chắn” hiệu quả trong chống dịch COVID-19.
Bệnh viện Bạch Mai- nơi được xem là ổ dịch lớn nhất hiện nay. Vậy cuộc sống, môi trường, điều kiện làm việc của các chiến sỹ áo trắng ở tuyến đầu cuộc chiến chống dịch nơi này như thế nào? Phóng viên Nam Trung, kênh VTC thuộc Đài TNVN phỏng vấn nữ hộ sinh Vũ Thị Lệ Mỹ, khoa sản Bệnh viện Bạch Mai.
Trong những ngày cả nước căng mình chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bên cạnh các chiến sỹ vẫn âm thầm đồng hành cùng hàng nghìn người trong các khu cách ly tập trung, các chiến sỹ áo trắng bền bỉ bảo vệ sinh mạng của những bệnh nhân trong mùa dịch....thì ở hậu phương, rất nhiều người cũng đang ngày đêm lan tỏa những hành động vì cộng đồng, chia sẻ những khó khăn vất vả với các chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch. Cùng trò chuyện với chị Vũ Thúy Phương và anh Nguyễn Phan Huy Khôi, những người đã và đang có nhiều hoạt động hướng về cộng đồng.
Đang phát
Live