Luật trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.- Ca nhạc quốc tế.- Cuốn sách " Một chút trà, thêm chút sữa".- Chùa Trầm, địa chỉ đỏ của những người làm phát thanh.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24. Với đặc điểm lứa tuổi, khi tiếp cận với những thông tin xấu độc trên internet, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Vậy bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có được coi là vấn đề đáng báo động hiện nay hay không? Pháp luật đã có những biện pháp bảo vệ trẻ em như thế nào và cần hoàn thiện như thế nào trong thời gian tới? Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty luật Fanci, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bàn luận về nội dung này:
Trẻ em là tương lai của đất nước, đến nay, toàn xã hội đã có nhận thức tốt hơn về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Từ năm 2015, tháng 6 hàng năm được chọn là Tháng hành động vì trẻ em ở nước ta. Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030, nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của nước ta. Những nỗ lực này được quốc tế đánh giá cao và cam kết đồng hành. Song, chính sách đúng là chưa đủ mà cần có hành động kịp thời, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và mỗi gia đình. Bởi cũng giống như các bậc phụ huynh, trẻ em trong bối cảnh hiện nay cũng dễ chịu nhiều rủi ro, tổn thương, mà ngay lúc này chính là những tác động của đại dịch COVID-19.
Bảo vệ và phát huy quyền trẻ em để trẻ phát triển toàn diện.- Triển vọng hâm nóng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương qua Hội nghị thượng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ.- Bài viết thứ 2 trong loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào” với nhan đề “Quân - dân trên tuyến biên giới cùng chống dịch”.- Nhật ký Euro 2020.
Quản lý thị trường Hà Nội: liên tiếp phát hiện và tạm giữ hàng trăm bộ thử nhanh Covid-19 nghi nhập lậu.- Gia Lai phát hiện 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả mạo nhãn hiệu và hết hạn sử dụng.
- Những lưu ý về bão và áp thấp nhiệt đới cho ngư dân đánh bắt xa bờ - Chung tay bảo vệ môi trường biển
Không mất tiền đổ nhiên liệu, không cần “mỏi mắt” tìm chỗ đậu xe, lại thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe và hơn hết là an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, xe đạp đang trở thành xu hướng đi lại “hot” nhất hiện nay. Nhân Ngày quốc tế xe đạp 03/06, Liên hợp quốc đặc biệt nhấn mạnh những giá trị linh hoạt và bền vững của việc đạp xe, một phương tiện giao thông bền vững, giá cả phải chăng, sạch và thân thiện với môi trường.
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
Trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, khai thác thủy sản được xác định là một trong 6 ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. Sự có mặt thường xuyên của hàng nghìn ngư dân trên những con tàu hàng ngày khai thác hải sản trên các vùng biển của đất nước vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Tuy nhiên, trước tình hình trên biển có nhiều diễn biến phức tạp như thời tiết, giông bão, sóng gió bất thường và đôi khi còn phải đối mặt với những thử thách, hiểm nguy khác khiến ngư dân gặp không ít khó khăn trong quá trình đánh bắt. Làm thế nào để ngư dân vươn khơi an toàn, hiệu quả, đặc biệt khi mùa mưa bão đang đến gần? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo” nhằm giúp bà con cả nước hiểu rõ hơn hoạt động của các ngành, các lực lượng đối với việc hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển, đảo của đất nước. Do dịch bệnh Covid19 đang có diễn biến phức tạp nên chúng tôi kết nối điện thoại với các vị khách mời: Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị, Vùng 4 Hải quân và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để cùng trao đổi về vấn đề này.
Các vụ thực phẩm bẩn liên tiếp bị báo chí phanh phui – Phải làm gì để chấn chỉnh vấn nạn đầy nhức nhối này?- Câu chuyện về một nghệ sĩ tại Hàn Quốc đã đưa ra ý tưởng về sử dụng rác thải tạo thành các tác phẩm nghệ thuật để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.- Nối dài những hoạt động thiện nguyện trong phòng, chống dịch COVID-19.- Ly Xá Xuy - chàng thanh niên trẻ ở Y Tý khởi nghiệp từ du lịch homestay, góp sức phát triển kinh tế vùng biên.
Đang phát
Live