VOV1 - Từ 14-15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào đúng dịp 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Chuyến thăm lần này được kỳ vọng sẽ đưa quan hệ Trung Quốc - Việt Nam lên tầm cao mới
VOV1 - Sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) tại Đức đã đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ mới.
VOV1 - Nước Đức sẽ bước vào một cuộc bầu cử quốc hội liên bang quan trọng, đánh dấu bước ngoặt mới trong chính trường quốc gia đầu tàu của châu Âu này.
Thủ đô Damas của Syria đã nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng đối lập trong khi Tổng thống Syria Basa AnÁt-xát và gia đình được cho là đã rời khỏi đất nước bay tới Nga sau cuộc tấn công chớp nhoáng do liên minh nhóm Hayat al-Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu. Những diễn mới này đã trở thành một trong những sự kiện mang tính bước ngoặt lớn nhất ở Syria nói riêng và tại Trung Đông nói chung trong nhiều thập kỷ qua, cho thấy, tình hình Syria sẽ bước sang 1 chương mới trong lịch sử. Điều mà dư luận quan tâm lúc này là một quá trình chuyển giao quyền lực có trật tự tại Syria.
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng đầu tiên vừa diễn ra hôm qua (30/6), đảng cực hữu “Tập hợp Quốc gia” (RN) đã giành được thắng lợi quan trọng, với hơn 33,4% số phiếu ủng hộ. Đây là kết quả không mấy bất ngờ bởi nó không khác nhiều so với dự đoán từ những cuộc thăm dò trước đó. Tuy nhiên, điều được dư luận đặc biệt quan tâm là vòng hai của cuộc bỏ phiếu vào ngày 7/7 có tiềm ẩn yếu tố bất ngờ nào không? Tương lai nước Pháp, cũng như châu Âu sẽ ra sao sau cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt này?
Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vòng đầu tiên vừa diễn ra hôm qua (30/6), đảng cực hữu “Tập hợp Quốc gia” (RN) đã giành được thắng lợi quan trọng, với hơn 33,4% số phiếu ủng hộ. Đây là kết quả không mấy bất ngờ bởi nó không khác nhiều so với dự đoán từ những cuộc thăm dò trước đó. Tuy nhiên, điều được dư luận đặc biệt quan tâm là vòng hai của cuộc bỏ phiếu vào ngày 7/7 có tiềm ẩn yếu tố bất ngờ nào không? Tương lai nước Pháp, cũng như châu Âu sẽ ra sao sau cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt này?
Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ (Geneve), công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào.
Trước khi lên đường tới Mỹ, Thủ tướng Kishida đã nhận định căng thẳng địa - chính trị leo thang đang đẩy thế giới đến “bước ngoặt lịch sử” và buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách an ninh, củng cố thế trận phòng thủ. Trong bối cảnh đó, liên minh Mỹ - Nhật càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, từ đó thúc đẩy các sáng kiến hiện đại hóa quan hệ liên minh để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức trong khu vực.
Sau hai năm không có chính phủ, Tòa nhà Quốc hội Bắc Ireland cuối tuần qua đã quay trở lại làm việc với hoạt động đầu tiên là bổ nhiệm bà Michelle O’Neill của Đảng Sinn Fein làm Thủ hiến. Bà O’Neill sẽ chia sẻ quyền lực với Phó Thủ hiến của đảng Liên minh Dân chủ (DUP) theo đường lối thân Vương quốc Anh.
Tròn 100 năm trước, ngày 30/06/1923, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến thành phố Petrograd, nay là St.Petersburg- quê hương của Cách mạng Tháng Mười Vĩ đại. Quãng thời gian Người ở Liên Xô/LB Nga ngày nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, mà cả với phong trào giải phóng dân tộc, quyết định vận mệnh và tương lai của Việt Nam. Mời quý vị cùng nhìn lại dấu mốc này qua bài viết “Tròn 100 năm Bác đến Nga-bước ngoặt định mệnh cho dân tộc Việt Nam”của Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại LB Nga.
Đang phát
Live