- Sáng nay diễn ra lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại Bến Tre và Hà Nội theo nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.- Thêm một số khu vực tại Quảng Ninh và Bắc Ninh được dỡ bỏ phong tỏa, bước đầu kiểm soát được dịch COVID-19. Nhiều tỉnh cũng điều chỉnh lịch học, cho học sinh trở lại trường từ ngày mai.- Ngày vía Thần Tài hôm nay, các chuyên gia lưu ý người dân không nên mua vàng số lượng lớn và cần chọn các cửa hàng kinh doanh uy tín.- Nga phát hiện người đầu tiên trên thế giới nhiễm cúm A (H5N8).- Phần Lan phát hiện một biến chủng mới của virus Sar-cov2 có khả năng làm “vô hiệu hóa” xét nghiệm PCR - biện pháp xét nghiệm được cho là chính xác nhất hiện nay để xác định các ca mắc COVID-19.- Tổng thống Mỹ ban bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng tại bang Texas, khu vực đang phải đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu nước trên diện rộng do băng tuyết phủ dày.- Mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook có nguy cơ bị kiện tập thể tại Australia vì hành vi xóa tin tức.
Trong những ngày qua, câu chuyện Grab tăng giá cước và tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe đối với tài xế, sau khi bị áp 10% thuế giá trị gia tăng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và tiếp tục làm nóng các diễn đàn. Thực tế những tranh cãi xung quanh mô hình “kinh doanh chia sẻ” của các công ty công nghệ như Grab cũng từng xảy ra khá phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nơi chúng xuất hiện. Bởi mô hình kinh doanh này được đánh giá là mới lạ và đặt ra những yêu cầu mới trong chính sách quản lý ngay cả ở các quốc gia phát triển. Chính quyền nhiều quốc gia đang phải đối mặt với các thách thức, không chỉ là đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giải quyết những xung đột giữa công ty cung cấp dịch vụ truyền thống và công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng công nghệ, mà còn phải tạo ra những quy định điều chỉnh một cách hiệu quả mô hình “kinh tế chia sẻ” và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Câu hỏi được đặt ra là chính quyền các nước trên thế giới đang quản lý các ứng dụng công nghệ này như thế nào?
Một loạt căng thẳng về thương mại và chính sách đối ngoại đang đẩy quan hệ Trung Quốc - Australia gần như chạm đáy trong nhiều thập kỷ. Không có dấu hiệu cho thấy căng thẳng chính trị giữa Australia và Trung Quốc lắng dịu khi cả hai bên đều đang đáp trả nhau theo cách “ăn miếng trả miếng”. Trong khi Trung Quốc gia tăng các rào cản thương mại với hàng hóa của Australia thì chính phủ của Thủ tướng Mô-ri-xơn gần đây cũng thông qua luật mới nhằm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại quốc gia này. Giới quan sát nhận định, các sự kiện gần đây “có thể chỉ là điểm khởi đầu trong một cuộc phân tách trong quan hệ hai nước một cách rộng rãi hơn”. Để tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ phức tạp giữa hai quốc gia vốn duy trì quan hệ đối tác chiến lược này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Việt Nga – thường trú tại Australia và PV Bích Thuận – thường trú tại Trung Quốc.
- Còn khoảng cách rất lớn giữa chính sách hỗ trợ COVID-19 so với thực tế.- Phát huy sáng kiến, cùng nhau tiến bộ, để thi đua không phải ganh đua?- Australia-Trung Quốc: căng thẳng trên mọi mặt trận.
Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây của Thủ tướng Australia Scott Morrison, điểm nhấn và thành công nổi bật nhất chính là hai bên đã đạt được một thỏa thuận mở rộng về hợp tác quốc phòng song phương, hướng tới ký kết Thỏa thuận Tiếp cận qua lại (RAA). Văn bản này nhằm tạo khung pháp lý để hai nước tăng cường hợp tác về an ninh - quốc phòng trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang có những diễn biến phức tạp. Dù không nhắc trực tiếp tới Trung Quốc nhưng theo giới quan sát, một trong những mục tiêu quan trọng của thỏa thuận là nhằm đối trọng với một Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ trong khu vực.
Trong khi Mỹ và châu Âu vẫn mắc kẹt trong “vũng lầy” kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các nền kinh tế lớn ở châu Á vừa công bố những chỉ số cho thấy kinh tế đã bắt đầu phục hồi. Đây thực sự là tín hiệu lạc quan khi các dự đoán trước đó cho rằng, đa số nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ đối mặt với tương lai tăng trưởng khó khăn trong phần còn lại của 2020. Câu hỏi đặt ra là đà phục hồi hiện nay liệu có bền vững? Mô hình phục hồi của các nền kinh tế lớn ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia sẽ theo hướng nào?
- Quốc hội bước vào đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.- Họp phiên toàn thể tại hội trường vào sáng 2/11, Quốc hội nghe báo cáo về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.- Bão Goni đã đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 10 trong năm nay. Dự báo bão số 10 sẽ đi vào các tỉnh thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai họp, triển khai các biện pháp phòng tránh bão.- Làn sóng Covid-19 thứ hai đang khiến Châu Âu chao đảo. Trong khi đó Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phải tự cách ly khi có tiếp xúc với người mắc Covid-19.- Hàng tấn tôm hùm sống của Australia đang mắc kẹt tại sân bay Trung Quốc do chưa được hải quan nước này thông quan. Chính phủ Australia ngay lập tức thông báo ngừng xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc.
- Thiên tai tàn phá dữ dội: cái giá của việc phá rừng.- Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đẩy mạnh khôi phục tự nhiên -Australia thảm họa cháy rừng.- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước.
Ước mơ có việc làm ổn định, mức thu nhập tốt của nhiều người trẻ đang tan vỡ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.Chỉ tính riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong vài chục năm qua là thực trạng chung ở hầu khắp các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Thái Lan….Theo Ngân hàng Thế giới, khủng hoảng Covid-19 đang tạo ra một “lớp người nghèo mới” trên khắp Đông Á và Thái Bình Dương với dự đoán 38 triệu người sẽ sống trong cảnh nghèo đói. “Tạo ra cơ hội việc làm cho người trẻcó thể giúp đảo ngược những hậu quả do dịch bệnh gây ra”.
Hôm nay, Australia vừa công bố về việc hình thành “bong bóng du lịch” giữa 2 bang và vùng lãnh thổ của nước này với các khu vực không phải là điểm nóng Covid-19 của New Zealand. Tuy vậy đây chỉ là quyết định đơn phương từ phía Australia trong khi New Zealand vẫn chưa mở cửa biên giới với Australia. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia thông tin:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live