Hôm nay, chính phủ Australia vừa xác định được tỷ lệ tiêm vaccine để nước này dần mở cửa nền kinh tế và biên giới quốc gia.
Australia đang là một trong số các quốc gia gia phát triển có tốc độ phục hồi kinh tế thuộc loại nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi lệnh phong tỏa được ban hành tại thành phố Sydney mở rộng và vùng lân cận từ ngày 26/6 và sau đó là tại 2 bang khác của nước này, sự phục hồi kinh tế của Australia sẽ bị ảnh hưởng và sẽ không được như các dự báo đưa ra trước đó.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp tại bang New South Wales của Astralia trong đó 1 người lớn tuổi vừa thiệt mạng vì căn bệnh này, chuyên gia y tế đang khuyên mọi người rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca để có thể bảo vệ bản thân trước đợt dịch hiện tại.
! Dân số già, khiến lực lượng lao động bị thu hẹp là thực trạng xã hội đáng báo động ở nhiều quốc gia. Nhiều nước phải nhờ đến nguồn lao động nhập cư để bổ sung nguồn lao động trong nước, nhưng đại dịch Covid-19 khiến các đường biên giới bị đóng cửa càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động. Australia là quốc gia chịu tác động rõ rét của việc thiếu lao động, nhất là ngành nông nghiệp có trị giá trị 51 tỉ đô la mỗi năm. Cấp thị thực cho lao động nước ngoài là một trong những giải pháp ưu tiên của chính phủ Australia, trong đó chính phủ nước này đặt mục tiêu cấp thị thực làm việc 3 năm vào cuối năm nay cho công dân từ 10 nước thành viên ASEAN. Liệu đây có phải cơ hội cho lao động khu vực Đông Nam Á? Lợi thế và những vấn đề đặt ra đối với lao động nước ngoài ở Australia là gì?
Chính phủ New Zealand đã quyết định khôi phục “bong bóng đi lại” và nối lại các chuyến bay thương mại đối với 6 trong tổng số 8 bang và vùng lãnh thổ của Australia. Điều này có nghĩa là người dân từ các vùng này khi đến New Zealand sẽ không phải cách ly y tế.
Dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục lan rộng tại Australia khi ngày hôm nay Nam Australia vừa ghi nhận ca mắc đầu tiên sau 7 tháng và trở thành bang thứ 6 trên tổng số 8 bang và vùng lãnh thổ của nước này đang có ca mắc Covid-19.
Sau khi ghi nhận hơn 70 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, nhằm ngăn chặn tiếp tục lây lan rộng hơn, chính quyền bang New South Wales đã quyết định phong tỏa trong 1 tuần 4 khu vực dân cư thuộc thành phố Sydney của Australia nơi có nhiều ca bệnh.
Chính phủ Australia mới đây tuyên bố phản đối mạnh mẽ kế hoạch của UNESCO nhằm đưa rạn san hô Great Barrier của nước này vào danh sách “Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm” do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu. Điều này có nghĩa, di sản này có nguy cơ bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi danh sách Di sản thế giới nếu không có sự bảo tồn đúng đắn. Đáng nói, giới chức và truyền thông Australia cho rằng, vấn đề này đang bị “chính trị hóa”!
Sáng nay 22/06, chính quyền Australia vừa đưa ra phản đối chính thức đối với tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ, gọi tắt là UNESCO khi tổ chức này chuẩn bị đưa rạn san hồ Great Barrier vào trong danh sách di sản thế giới bị đe dọa. Truyền thông Australia đang nghi ngờ vấn đề có thể đang bị chính trị hóa.
- Yoga kết nối văn hoá các dân tộc Việt Nam và Ấn Độ lại gần nhau - Đấu giá vải tươi Việt Nam tại Australia nhằm trợ giúp các em nhỏ gặp khó khăn ở các vùng trồng vải
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live