VOV1 - Nhằm tìm kiếm lập trường chung phản đối đề xuất của Mỹ về dải Gaza, các nước Arab đang lên nhiều lịch họp khác nhau, đồng thời thúc đẩy một giải pháp tái thiết dải đất này mà không cần di dời người dân ra khỏi vùng lãnh thổ.
Hôm nay diễn ra Hội nghị lần thứ 10 của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc- Arab tại Bắc Kinh – sự kiện dự kiến sẽ vạch ra một kế hoạch chi tiết mới để tăng cường mối quan hệ Trung Quốc- Arab trong giai đoạn tiếp theo. Bốn nhà lãnh đạo của các nước Arab gồm Ai Cập, Tunisia, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Bahrain đã đến Bắc Kinh trong dịp này.
Trong tuần, Tổng thống Nga Putin đã thăm chớp nhoáng một ngày tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia. Đây là chuyến thăm Trung Đông đầu tiên của ông Putin kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Chuyến thăm này không chỉ nhằm đẩy mạnh quan hệ giữa Nga và các nước A-rập mà còn nhằm nâng cao vị thế của Nga tại Trung Đông.
Hôm qua (8/12), Ủy ban Bộ trưởng các nước Arab và Hồi giáo do Hội nghị thượng đỉnh chung Arab-Hồi giáo bất thường chỉ định, đã khẳng định bác bỏ việc chia cắt vấn đề Palestine, cũng như thảo luận tương lai của Dải Gaza tách biệt với vấn đề Palestine.
Trung Đông vừa đón nhận một tín hiệu ngoại giao tích cực với việc Liên đoàn Ả-rập tái kết nạp Xy-ri làm thành viên sau hơn 10 năm đình chỉ do cuộc xung đột và nội chiến ở quốc gia này. Thành công đó có được sau một loạt hoạt động ngoại giao con thoi giữa Xyri và các quốc gia Ả-rập thời gian qua, trong đó phải kể đến vai trò cầu nối của Ả-rập Xê-út và Iran Đây là bước tiến mới nhất sau khi xuất hiện làn sóng hòa giải giữa các quốc gia ở khu vực. Dù có thể còn nhiều trở ngại song quyết định của Liên đoàn Ả-rập về việc khôi phục hoàn toàn tư cách thành viên cho Xy-ri đang mở ra những tín hiệu tích cực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột ở quốc gia Trung Đông này. Để có những phân tích cụ thể hơn, chúng tôi kết nối với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người có nhiều năm công tác tại địa bàn Trung Đông đồng thời là nhà quan sát các vấn đề quốc tế.
Tối qua (7/3), lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố thực hiện một cuộc tấn công vào Arab Saudi bằng 14 máy bay không người lái và 8 tên lửa đạn đạo.
Cách đây 10 năm, một “ngọn lửa” đã bùng phát tại thế giới Arab kéo theo nhiều thay đổi và cả hy vọng ở thời điểm đó. Hàng loạt sự kiện gây rúng động khu vực từ cuối 2010 mà phương Tây gọi là Mùa Xuân Arab tạo ra các hệ quả về dài hạn. Từ sự sụp đổ nhanh chóng của các chính phủ đến sự trỗi dậy rồi sụp đổ của một vương quốc thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Trung Đông, Bắc Phi đã trải qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 trong tình trạng biến động không ngừng. “Mùa xuân Ả-rập” còn lại gì sau những biến động đó?
Thủ tướng Israel vừa cho biết, ngoài thỏa thuận vừa đạt được với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) do Mỹ làm trung gian, Israel đang bí mật đàm phán về thiết lập quan hệ với một số nước Ả-rập. Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là có cơ sở khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vừa có chuyến thăm tới một số nước Ả-rập ở Trung Đông – chuyến đi được cho là nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa đồng minh Israel với các nước trong khu vực. Vấn đề dư luận rất quan tâm là các nước Ả-rập đã từng ký kết Sáng kiến Hòa bình Ả-rập năm 2002, trong đó kêu gọi Israel khỏi vùng đất chiếm đóng của các quốc gia Arab năm 1967, đặc biệt là của Palestine, coi đó là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đó là lý do đến thời điểm này, ngoài Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, hầu hết các quốc gia Ả-rập khác không công nhận Israel, không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. Tuy nhiên, liệu khối đoàn kết Ả-rập có lung lay trong điều kiện địa chính trị khu vực đã có nhiều thay đổi? Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc và phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Nằm tại biên giới Arab Saudi và Yemen, ngôi làng cổ Rijal Alma đã thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đến thăm nơi đây, khách du lịch sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng và trải nghiệm nền văn hoá vô cùng đặc sắc, trải dài qua hàng thế kỷ. Nếu Rijal Almaa là ngôi làng cổ nổi tiếng tại Arab Saudi, thì Freiburg cũng là một thành phố cổ nổi tiếng ở Đức. Nhưng đến với Freiburg, người ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của một thành phố 900 năm tuổi từ thời trung cổ, mà còn bị hấp dẫn bởi sự pha trộn của một thành phố “xanh” – sự pha trộn khiến Freiburg nằm trong danh sách những thành phố đáng sống nhất ở Đức.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live