
Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Trên môi trường mạng, các em thay đổi từ việc học tập, kết bạn cho đến cách giao tiếp so với thế hệ trước. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng, trò chơi không lành mạnh trên không gian mạng đã phần nào ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, các phương thức giáo dục nhằm xây dựng ý thức cho trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là điều cấp thiết.
Covid -19 lan rộng và bài toán “chung sống” an toàn với dịch bệnh.- Cuốn sách “Những lối đi dưới hàng cây tăm tối”.- Người mang công nghệ Nhật về cho trái hồng Đà Lạt.
Đã một tuần nay, chúng ta ghi nhận số ca mắc mới mỗi ngày lên tới 4 con số và dự báo dịch còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc làm ăn, đời sống của bà con hầu hết các tỉnh, thành phố có dịch đều khó khăn, vất vả hơn. Trong khi chờ độ bao phủ vắc xin cả nước đạt mức cao như mục tiêu, trong giai đoạn này, những cách thức hay bài toán nào có thể “chung sống” an toàn với dịch bệnh? PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng bàn luận về vấn đề này.
Làm sao để “chung sống” an toàn với dịch bệnh?- Mô hình tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng tại Bắc Kạn – một giải pháp để phòng chống lây nhiễm Covid-19 tương đối hiệu quả.- Thác Mu, Hòa Bình - chốn bông lai tiên cảnh.
-TP.HCM tái lập 12 chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ - An toàn cho trẻ trên không gian mạng
- Đà Nẵng: khai thác, sản xuất và chế biến hải sản đảm bảo an toàn trong mùa dịch -Vươn khơi bám biển: Hỗ trợ ngư dân vươn khơi an toàn mùa mưa bão: + Vùng cảnh sát biển 2 sẵn sàng vượt hiểm nguy hỗ trợ ngư dân gặp nạn trên biển; + Hướng dẫn ngư dân điều khiển tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm của bão
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo. sau 3 ngày diễn ra kỳ thi 6, 7, 8/7, các tỉnh, thành ĐBSCL đã hoàn thành hai mục tiêu: vừa bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, vừa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe thí sinh và cán bộ làm công tác trong kỳ thi.
Sáng nay 8/7, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, một số tỉnh ở khu vực Đông Bắc có mưa vừa tới mưa to. Các địa phương đã chủ động có các phương án đảm bảo các em học sinh đến điểm thi an toàn, đúng quy định.
Ngày mai, hơn nửa triệu thí sinh của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ bước vào đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – kỳ thi quan trọng nhất của mỗi học sinh sau 12 năm đèn sách. Đây là lần thứ hai kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm 2 đợt cũng là năm thứ hai ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trải qua năm học 2020-2021 rất đặc biệt, khi cả 2 học kỳ đều có thời gian phải nghỉ học để phòng dịch, các thí sinh bước vào kỳ thi với hai nỗi lo: lo thi sao tốt và lo đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố. Những ngày qua, công tác chuẩn bị đã được ngành giáo dục khẩn trương triển khai tại tất cả các điểm thi trong cả nước, đặc biệt là ở các “điểm nóng” dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Yên, Bình Dương hay Đồng Tháp, Bạc Liêu… Tất cả để sẵn sàng cho một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc và an toàn.
Đang phát
Live