
6 tháng đầu năm 2023, tỉnh biên giới Lào Cai – một trong những điểm sáng kinh tế của khu vực đã có nhiều nỗ lực để vượt qua khó khăn, thách thức trong bối cảnh chung của Việt Nam và thế giới. Mời quý vị và các bạn cùng nghe những nội dung cụ thể hơn về địa phương này qua phỏng vấn của phóng viên An Kiên với Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai – ông Trịnh Xuân Trường.
“Kinh tế Bắc Giang tăng trưởng gần 11%, đứng thứ 2 cả nước”. Đây là thông tin được tỉnh Bắc Giang công bố tại hội nghị thông tin báo chí về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm được tổ chức sáng nay tại tỉnh Bắc giang.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm mới đạt 6,97% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022.-Cục CSHS, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, vừa phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia sử dụng công nghệ cao.-Dự kiến từ ngày mai, 18 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và TP.HCM được khôi phục hoạt động với sự hỗ trợ nhân lực của lực lượng CSGT (Bộ công an).-Ít nhất 19 người đã chết trong một vụ tấn công ở tỉnh Bắc Kivu, miền Đông CHDC Congo. -4 phi hành gia trở về Trái Đất an toàn sau khi kết thúc sứ mệnh kéo dài 5 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm 2023 giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%. Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (dệt may, da giàu, đồ gỗ…) đã giảm đơn hàng từ cuối năm 2022, đầu năm 2023 và được dự báo còn nhiều khó khăn trong thời gian tới. Vậy đâu là giải pháp để công nghiệp đạt tăng trưởng khoảng 8-9% trong năm 2023 như mục tiêu ngành Công Thương đã đặt ra hồi đầu năm?
Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra các Dự án cao tốc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ phát động thi đua và “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023 tại tỉnh Tuyên Quang.- Hàng hóa xuất siêu ước 3 tỷ 600 triệu USD ngay trong tháng đầu năm 2023.- Bộ Lao động, Thương binh và xã hội phấn đấu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay.- Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ mở cơ hội gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho Phần Lan.- Thế giới tiếp tục kêu gọi Israel – Palestine kiềm chế bạo lực.
6 tháng đầu năm nay, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhiều điểm nóng xung đột kéo dài, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 bước sang năm thứ hai với mức độ còn nặng nề hơn nhiều so với năm ngoái. Trong nước, Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện “mục tiêu kép” mà chính phủ đề ra, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. - Bối cảnh trong nước và quốc tế đã đặt ra những thách thức cũng như những yêu cầu mới cho Việt Nam khi tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm thứ hai của nhiệm kỳ. Vượt qua những thách thức, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên cương vị quan trọng này trong 6 tháng đầu năm 2021, khẳng định vai trò và năng lực của Việt Nam trong tổ chức đa phương quan trọng hàng đầu thế giới. Ông Đỗ Hồng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao bàn luận về vấn đề này.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, song tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm vẫn tăng gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020, đạt 5,64%. Ghi nhận những chỉ số tích cực này, song, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% cho cả năm 2021 thì GDP 6 tháng cuối năm phải đạt trên 7%. BTV Đài TNVN bàn luận cùng ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về nội dung: áp lực từ mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2021
Từ sau kết quả tăng trưởng Quý 1, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước…là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu tình hình kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm vừa được công bố nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không? Câu chuyện thời sự hôm nay, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Kinh tế (Economica Việt Nam) đóng góp ý kiến về nội dung này.
- Những lưu ý nhìn từ thực tế tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020.- Cẩn trọng “mở cửa” bầu trời!- Còn cơ hội nào cho vấn đề hòa bình Trung Đông?”.- Ngành ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn với giá rẻ cho nền kinh tế.- Vì sao rừng cháy hết, lửa mới được dập tắt”?
Đang phát
Live