Tương lai Hiệp ước Bầu trời Mở lại đang đứng trước các kịch bản mới, sau khi Tổng thống Nga Vladimia Putin thông báo vừa đệ trình lên Hạ viện Nga về việc rút khỏi thỏa thuận này. Đáp lại, chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden sau một thời gian lưỡng lự cũng tuyên bố đang xem xét lại quyết định rút nước này khỏi Hiệp ước của chính quyền tiền nhiệm. Các động thái và tuyên bố này đang báo hiệu tương lai nào cho Hiệp ước Bầu trời Mở? Chuyên gia Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương bàn luận về nội dung này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản, trao đổi về tình hình mỗi nước và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hành động theo luật định.- Chiến lược chống dịch Covid 19 của Việt Nam không thay đổi, tuân thủ theo 5 bước là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19.- Thêm nhiều ca mắc Covid 19 mới, nhiều địa phương đã dồn tổng lực cho nhiệm vụ chống dịch.- Giao tranh trong đêm qua khiến Khu vực Gaza và Jerusalem leo thang căng thẳng, hàng chục người đã thiệt mạng và hơn 100 người thương vong.- Một nhóm nghiên cứu tại Hồng Kông, Trung Quốc phát hiện một loại thuốc chữa viên gan C có khả năng ức chế virus SARS CoV-2.
Chiều 7/5, nước ta ghi nhận thêm 40 ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng. Bộ Y tế có công điện yêu cầu nâng mức cảnh báo chống dịch cao nhất.- Đóng điện thành công 2 dự án trọng điểm 500 Kv tại Long An góp phần giải phóng công suất của các Trung tâm điện lực, giúp nâng cao khả năng tải và đáp ứng nhu cầu phụ tải phát triển kinh tế xã hội cho khu vực và các tỉnh phía Nam.- 8 người tử vong trong vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại Tp Hồ Chí Minh vào chiều 7/5.- Liên minh châu Phi hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ ủng hộ bãi bỏ bản quyền vắcxin.- Trước thông tin lo ngại tên lửa Trường Chinh 5B quay trở lại trái đất trong tình trạng mất kiểm soát, Trung Quốc khẳng định xác suất gây hại của các mảnh vỡ tên lửa này là “cực thấp".
Kỷ luật, đồng tâm và sáng tạo luôn là truyền thống, là niềm tự hào của mỗi công nhân vùng mỏ Quảng Ninh anh hùng. Được gọi là những người "Ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ", chính trong môi trường tối tăm, điều kiện khắc nghiệt của hầm lò, những tấm gương lao động tiên tiến như ánh đèn mỏ sáng rọi và lan tỏa nhiệt huyết cống hiến, tinh thần lao động đến những người thợ mỏ. Anh Nguyễn Trọng Thái là một tấm gương như vậy: luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với rất nhiều sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả lao động, sản xuất đã được áp dụng... thợ lò Nguyễn Trọng Thái đã vinh dự nhận nhiều bằng khen, giấy khen và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Khi “cơn sóng thần” Covid-19 quật ngã hệ thống y tế Ấn Độ, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lời cầu cứu đã được đăng tải lên các trang mạng xã hội với hy vọng, đây sẽ là phao cứu sinh cho người dân cùng gia đình của họ tiếp cận được với thiết bị và dịch vụ y tế.
Có lẽ chưa bao giờ thương hiệu quốc gia, thương hiệu nền kinh tế Việt Nam, thương hiệu con người Việt Nam được “định giá” tốt như thời điểm hiện tại. Không phủ nhận thành quả này được biết tới và nhìn nhận rộng hơn sau nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa khống chế thành công dịch COVID-19, vừa bảo đảm phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, nhưng sâu xa hơn đó là cả quá trình – với “bệ phóng” là lịch sử phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua nhiều thời kỳ. Từ bệ phóng đó, làm thế nào để “Việt Nam sánh vai được với các cường quốc năm châu" như mong ước của Bác Hồ từ ngày lập nước? Làm thế nào để Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trở thành hiện thực: đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển - công nghiệp hiện đại, vượt mức thu nhập trung bình thấp; Đến 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 – Một phần tư thế kỷ nữa, là nước phát triển, thu nhập cao? Dòng chảy kinh tế xin được góp một góc tiếp cận, với ý kiến tâm huyết của các chuyên gia kinh tế, doanh nhân.
Ngày 21/4, Ấn Độ ghi nhận 2.023 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ. Đối mặt với biến thể Covid-19 mới có nguy cơ lây nhiễm cao và khả năng kháng vắc-xin, nhiều người dân Ấn Độ những ngày gần đây đã “đổ xô” đi tiêm vắc-xin Covid-19, gia tăng sức nóng của “cơn sốt” tiêm chủng:
Với việc bầu Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính, và phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành, bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026 đã chính thức được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV với 28 thành viên. Làm sao để kế thừa những thành quả đã đạt được của Chính phủ nhiệm kỳ trước, nhưng phải tạo đột phá để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới, là thách thức đặt ra cho Chính phủ nhiệm kỳ mới. Người dân hiện đang kỳ vọng vào những quyết sách mạnh mẽ, sự chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt của Chính phủ nhiệm kỳ mới cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 07/4/2021, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ “Ổn định” lên “Tích cực” và đánh giá mức xếp hạng Hồ sơ tín dụng độc lập (SCP) của PVN ở mức “BB+”, xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) ở mức “BB”. Đánh giá này là hành động nối tiếp việc Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam có mức xếp hạng “BB” từ mức “Ổn định” lên “Tích cực” vào ngày 01/4/2021 của Fitch Ratings.
Sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức, bên hành lang Quốc hội sáng nay, các đại biểu quốc hội bày tỏ kỳ vọng Chủ tịch nước là nòng cốt của niềm tin, đoàn kết, hòa hợp và khích lệ lòng tự tôn, lòng yêu nước để hiện thực hóa khát vọng về một nước Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Đang phát
Live