Trước tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở khu vực ven biển tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lan nhanh với mức độ ngày càng khốc liệt. Với tình trạng biến đổi khí hậu, sóng to, gió lớn và nước biển ngày càng lấn sâu vào đất liền, việc phát triển diện tích rừng ngập mặn phòng hộ ven biển được xem là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để phát triển và gìn giữ “tấm lá chắn” này, không phải là chuyện dễ khi diện tích rừng ngập mặn ven biển tại ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều thách thức:
Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.
Chỉ trong hơn 1 tuần qua đã ghi nhận hàng trăm ca mắc mới COVID-19 tại Đà Nẵng và 1 số tỉnh thành phố khác. Điều đáng nói là phần lớn các ca bệnh được phát hiện đều liên quan đến bệnh viện, trong đó ổ dịch lớn nhất là tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Vì sao cơ sở khám chữa bệnh lại dễ “thất thủ” khi có COVID-19? Giải pháp nào để bệnh viện không trở thành tâm dịch? Phóng viên Văn Hải có bài đề cập vấn đề này.
Bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng như thế nào? Đâu là giải pháp “đột phá” để cơ hội-thuận lợi từ EVFTA được tận dụng hiệu quả, đóng góp chung vào phát triển kinh tế giai đoạn tới? Đây là nội dung được bàn luận với vị khách mời của chương trình là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Viện Kinh tế (Economica Vietnam).
Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.
Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an vừa bắt giữ 1 băng nhóm cướp tài sản với thủ đoạn đầy tinh vi, táo tợn. Chúng đe doạ, đánh đập… để ép vợ chồng nạn nhân phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu để truy cập vào ví điện tử mà từ đó chuyển tiền qua tài khoản của chúng với khoảng 35 tỷ đồng. Đây chỉ là một trong nhiều vụ phạm tội với tính chất, thủ đoạn, phương thức mới, tinh vi, phức tạp thời gian gần đây. Đáng nói hơn, đối tượng phạm tội thường thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thực trạng này nói lên điều gì? Và cần có giải pháp nào để phòng ngừa, xử lý nghiêm? Đây là chủ đề được bàn luận trong dòng chảy sự kiện với sự tham gia của vị khách mời là Đại tá, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân.
- Quốc hội tiếp tục bàn giải pháp khôi phục, phát triển sản xuất sau đại dịch Covid-19 và chuẩn bị đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.- Hôm nay, các thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng đợt 1.- Đã khắc phục xong sự cố máy bay của hãng Vietjet Air hạ cánh chệch đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Hai phi công người Anh bị tạm thu bằng lái và tổ tiếp viên gồm 6 người cũng bị đình chỉ công tác.- Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang triệt phá thành công vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia từ Campuchia vào Việt Nam với số lượng lên tới 30kg.- Tinh thần hòa giải là thông điệp nhân kỉ niệm 20 năm Hội nghị thượng đỉnh liên Triều “lịch sử” đầu tiên.- Nhiều quận và thành phố của Trung Quốc trở lại "trạng thái thời chiến" để ứng phó với dịch Covid-19 tái bùng phát trong cộng đồng. Trong khi đó, từ hôm nay, hàng loạt quốc gia thuộc Liên minh châu Âu mở cửa lại biên giới nội khối sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn chặn dịch Covid-19.
Sốc, bàng hoàng, bức xúc, phẫn nộ… Đó là cảm xúc của rất nhiều người khi nghe tin một công ty ở Hải Phòng dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất 'nước tinh khiết' đóng bình. Sự việc một lần nữa cho thấy sự thật nhẫn tâm, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp luật pháp, đầu độc cộng đồng; đồng thời tiếp tục đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống, gây nhức nhối suốt thời gian qua. Đã bao nhiêu người không may sử dụng thứ đồ uống có nguy cơ gây hại cho sức khỏe này? Còn bao nhiêu cơ sở sản xuất nước đóng chai quảng cáo là “tinh khiết” nhưng thực chất lại “siêu bẩn” chưa bị phát hiện, xử lí? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn nạn này?
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
- Chính phủ đưa ra ba nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.- Đến nay, nước ta đã qua 44 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.- 103 tác phẩm sẽ được vinh danh tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2019 vào ngày 21/6 tới.- Ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế đánh cá trên biển phát hiện quả bom từ thời kháng chiến chống Mỹ nặng hơn 100 kg. Cơ quan chức năng đang khẩn trương lên phương án xử lý an toàn quả bom này.- Mỹ chính thức chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới do phản ứng của tổ chức này đối với đại dịch COVID-19.- Gần 40 quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới vừa phát động một sáng kiến nhằm chia sẻ các công cụ phòng chống dịch bệnh như vaccine, thuốc điều trị và thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán.- Liên minh châu Âu tuyên bố, quan hệ với Trung Quốc bị tổn hại vì luật an ninh Hong Kong, nhưng khẳng định trừng phạt không giải quyết khủng hoảng.
Đang phát
Live