
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang tỏ ra kiên cường hơn so với dự kiến đưa ra chỉ vài tháng trước, một phần do triển vọng được cải thiện ở Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro.
Hơn 10 năm trước, lần đầu tiên khoảng 50km đường dây điện cao áp xuyên biển (trong đó có tuyến cáp ngầm tiêu chuẩn 22kV dài khoảng 30km dưới biển) đã được thi công với tốc độ thần tốc, vượt bão, xuyên đêm - hiện thực hoá giấc mơ đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh. Không chỉ tạo động lực để thực thi chính sách đồng nhất giá bán điện ở khu vực biển đảo như giá bán điện trên đất liền từ ngày 01/06/2014, mà còn mở ra cơ hội cho rất nhiều người dân sống trên các vùng biển đảo như Phú Quốc, Kiên Hải (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Nam) và sắp tới đây là huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội. Trong ngày đầu xuân mới, PV Nguyên Long & Trung Hiếu kể lại hành trình gian khó để đưa điện ra đảo qua phóng sự “Điện là tất cả…”
Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết- Thực hiện kế hoạch số 115 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia.- Thông tin về đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025-Thêm dạng trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh.-Việt Nam áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024.- Công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ truyền thống ở thành phố Huế dịp cận Tết.- Biển Đỏ "dậy sóng" làm phức tạp thêm cuộc xung đột tại Trung Đông.- Tận dụng cây thông hậu Giáng sinh khôi phục hệ sinh thái dưới nước ở Thuỵ Điển
Dù đã công bố phương hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, nhưng đến ngày 21/09, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa chốt số môn thi bắt buộc của kỳ thi này. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện vẫn đang lấy ý kiến của các địa phương, chuyên gia và sẽ sớm công bố phương án thi để xã hội yên tâm.
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Kế hoạch số 225, về việc phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 – 2025. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, công nghệ trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI), công nghệ chuỗi khối (công nghệ blockchain), công nghệ Internet vạn vật (công nghệ IoT) sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị. Tin của PV Sỹ Đức
Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đến năm 2025 lứa học sinh đầu tiên học theo chương trình mới sẽ tốt nghiệp THPT. Chương trình mới, nên phương án thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp. Đây là kỳ thi quan trọng nhất có tác động đến hàng triệu học sinh mỗi năm nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 2 phương án để lấy ý kiến của giáo viên, các trường và cả xã hội, Còn nhiều ý kiến băn khoăn xung quanh vấn đề này.
Sáng 11/9, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học về "Thực trạng sản phẩm và tour, tuyến du lịch của Vĩnh Long trong thời gian qua, những định hướng cần tập trung đến năm 2025". Hội thảo có sự tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học của các trường Đại học trong khu vực. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 110 năm ngày sinh Giáo sư Trần Đại Nghĩa.
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước hoàn thành cơ bản đường bộ cao tốc trục Bắc – Nam.- Hơn 3 tỷ đồng là số tiền thu được sau 2 tháng phát động Chương trình nhắn tin ‘tri ân liệt sỹ”.- Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả đối với khám sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú.- Cục Dự trữ liên bang Mỹ để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.- Nhiều cảng biển lớn nhất thế giới sẽ trở nên vô dụng vì nước biển dâng.
Là quốc gia đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam rất lớn. Theo tính toán, điện năng đang chiếm hơn 70% tổng năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc. Nhu cầu tiêu thụ điện thương phẩm giai đoạn 2016-2022 tăng trưởng bình quân 7,72%/năm. Đáng kể, tại nhiều thời điểm mùa khô, phụ tải điện toàn quốc tăng cao đột biến (tăng tới hơn 12%). Trong khi các nguồn nhiên liệu có hạn, Việt Nam đã phải nhập khẩu tất cả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện như than, dầu, khí. Vì vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng, được nhấn mạnh trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguyên nhiên liệu trên thế giới ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, cũng là giai đoạn nền kinh tế đối mặt với khó khăn, thử thách chưa từng có. Đại dịch Covid 19, tiếp đến là những bất ổn địa chính trị, cùng bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã diễn biến từ năm 2022 đến nay. Nhưng với sự nỗ lực của toàn xã hội, từ chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, điều hành của Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, người dân, kinh tế Việt Nam đã và đang vượt những “cơn gió ngược”, tiếp tục tiến tới mục tiêu đã đặt ra cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030- 2045. Tuy nhiên, dự báo “cơn gió ngược” của kinh tế chính trị thế giới vẫn còn tiếp diễn và đặt kinh tế Việt Nam trước những thử thách cam go. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực kinh tế và Giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.