Việt Nam – Lào thống nhất tên lối mở giữa hai nước là Nậm Đích (Việt Nam) - Huổi Hịa (Lào). Vị trí dự kiến mở lối mở là giao điểm giữa đường biên giới và đường mòn cách tỉnh lộ 145B 35m.- Hà Nội cho phép đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập.- Trung Quốc bổ nhiệm cựu Đại sứ tại Anh làm Đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên. Bước đi góp phần phát huy vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bằng giải pháp chính trị.- Nghị viện châu Âu chuẩn bị ra quyết định về "chứng chỉ xanh kỹ thuật số" nhằm đảm bảo việc đi lại giữa các thành viên.
- Chỉ còn gần 2 tháng nữa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội sẽ diễn ra. Với mong muốn có được tấm vé vào trường THPT công lập theo nguyện vọng, các bậc phụ huynh và học sinh đã tăng tốc ôn thi ở các lớp luyện cấp tốc hoặc thuê gia sư về dạy thêm. Việc ôn thi cấp tốc này liệu có thực sự cần thiết? - Đăk Lăk:Nỗ lực vượt khó của giáo viên vùng sâu đem chữ đến học trò nghèo.
- Thành phố Hà Nội tổ chức công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.- 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2020 được tuyên dương tối 21/3 tại Hà Nội. Chương trình đã góp phần phát hiện tài năng trẻ, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.- Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát Covid-19 ra, vào địa phương từ 0 giờ sáng 22/3.- Chính phủ Philippine cho biết sẽ tiếp tục giám sát hơn 220 tàu Trung Quốc xuất hiện gần một rạn san hô trên Biển Đông.- Bộ trưởng Ngoại giao Nga bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc trước việc trục quan hệ tam giác Mỹ - Trung - Nga bất ngờ nổi sóng tuần qua, khi Tổng thống Joe Biden công kích 2 quốc gia còn lại.
Một thập niên trước, vào tháng 3 năm 2011, một làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông. Các nhà lãnh đạo bị lật đổ, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng "giấc mơ dân chủ"chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Tại Syria, làn sóng biểu tình 10 năm trước đã kéo theo một cuộc nội chiến đẫm máu và dai dẳng, đến tận bây giờ, với gần 400 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản chưa thể trở về quê hương. Ngày 15/3 - được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria và cũng là thời điểm mà có lẽ nhiều người dân ở quốc gia Trung Đông này không bao giờ muốn nhớ lại.
Cách đây 10 năm, ngày 15/3/2011 được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria, khi nổ ra các cuộc biểu tình dẫn tới bạo lực nhiều nơi trên toàn quốc. 10 năm sau, chính phủ của Tổng thống Bashar Hafez al-Assad đã trụ vững qua làn sóng “Mùa xuân Arab”, nhưng không thể xóa đi những vết hằn của một cuộc nội chiến đẫm máu hiển hiện trên khắp đất nước: Gần 400.000 người thiệt mạng, hàng triệu người di tản vẫn chưa thể trở về quê hương.
Sau hơn 3 tháng triển khai ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số đã có hơn 620 nghìn lượt tải, cài đặt và sử dụng ứng dụng này. Gần 6 nghìn lượt người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn 10 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên (khu vực đang thực hiện thí điểm việc sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng thay thế thẻ BHYT giấy), như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Kon Tum…
12h46'' trưa nay (theo giờ Việt Nam) của đúng 10 năm trước, một trận động đất có độ lớn 9,0 – mạnh nhất trong lịch sử thế giới, gây ra sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến gần 20.000 người thiệt mạng và mất tích. Một thập kỷ đã trôi qua, từ những đống hoang tàn, đổ nát, nhiều nơi hứng chịu thảm họa kép tại quốc gia "mặt trời mọc" này vẫn đang hồi sinh mãnh liệt từng ngày, với niềm tin và hy vọng “không bao giờ tắt” của người dân nơi đây. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Vào lúc 14h26’ ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ rích-te đã xảy ra ở ngoài khơi phía Đông Bắc Nhật Bản kéo theo cơn sóng thần khiến hơn 20 nghìn người thiệt mạng và mất tích. Ở tỉnh Fukushima, cơn sóng thần mang sức mạnh hủy diệt cũng đồng thời gây ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daichi. 10 năm sau thảm họa, tỉnh Fukushima tiếp tục hồi sinh mạnh mẽ và người dân nơi đây luôn thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng cho những ngày tươi đẹp cho tương lai.
- Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Trong chuyên mục Luận bàn Giáo dục hôm nay sẽ bạn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022: Hà Nội điều chỉnh đăng ký nguyện vọng liệu có phù hợp?- Dự án nuôi bướm giúp tạo sinh kế cho phụ nữ Kenya.- Cuốn sách “Kitchen” của tác giả người Nhật Bản Banana Yoshimoto.- Tỷ phú cá vược tỉnh Thái Bình.
Đang phát
Live