Sở Y tế TP.HCM nhận định TP HCM đã qua đỉnh dịch COVID-19.- 3 trường học ở Việt Nam có tên trong danh sách 400 trường học Điển hình Microsoft toàn cầu.- Khoảng 2 tiếng đồng hồ nữa sẽ kết thúc ngày bầu cử trên toàn nước Đức trong cuộc tổng tuyển cử liên bang 2021.- Lốc xoáy kèm theo gió mạnh và mưa rất lớn khiến hàng chục nghìn người đã phải sơ tán tại ba bang của Ấn Độ.
Bên lề phiên họp cấp cao ĐHĐ LHQ cuối tuần qua, Nhóm Bộ Tứ đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên. Tuyên bố chung mà nhóm Bộ Tứ đưa ra là theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mục tiêu này hoàn toàn tương đồng với mục tiêu mà Liên minh an ninh Ba bên Mỹ-Anh-Australia (còn gọi là AUKUS) đưa ra khi ra mắt cách đây 2 tuần. Việc Mỹ đóng vai trò trung tâm trong cả 2 liên minh quan trọng này, không chỉ phản ánh trọng tâm chiến lược của Mỹ mà còn cho thấy những tính toán mới của Mỹ trong việc tập trung sức mạnh đối phó với Trung Quốc.
Ngay sau khi bộ 3 gồm Mỹ - Anh - Australia bất ngờ công bố sự ra đời liên minh chiến lược mới có tên gọi AUKUS, châu Âu cũng nhanh chóng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một cách bất ngờ không kém. Giới chức EU lý giải, động lực cho bước đi chiến lược này là do những căng thẳng tại các điểm nóng tại khu vực như Biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và thịnh vượng của châu Âu. Thế nhưng có ý kiến cho rằng, bước đi của EU thực tế là nhằm đáp lại động thái lập liên minh riêng mà khối này chỉ trích là “phản bội sau lưng” của đồng minh Mỹ. Vậy chiến lược mới của EU có gì đáng chú ý và sẽ tác động như thế nào đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ giữa các đồng minh phương Tây?
Ca sĩ Thái Thùy Linh cùng chiến dịch thiện nguyện “Người Việt thương nhau”.- New Delhi của Ấn Độ khai trương tháp lọc bụi đầu tiên, làm sạch không khí toàn thành phố.
Trong Tháng 8 này, thế giới chứng kiến nhiều cuộc tập trận tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương với sự tham gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Australia, Nhật Bản… Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy các nước lớn ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc thể hiện sức mạnh và giành ảnh hưởng tại khu vực mang tính chiến lược này.- Vậy chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của các nước lớn sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực này đang trở thành tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn? Chuyên gia phân tích quốc tế Đỗ Sơn Hải, thuộc Học viện Ngoại giao và các phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Australia, Indonesia, Mỹ và Ấn Độ để cùng bàn luận về câu chuyện này.
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn!- Những thay đổi cần thiết nhìn từ thực tế áp dụng mô hình “3 tại chỗ” trong Doanh nghiệp.
Đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến cơ hội được đến trường của các em nhỏ, đặc biệt là trẻ em nghèo. Một dự án xe buýt trường học tại những khu ổ chuột ở Ấn Độ, sau khi triển khai đã phần nào giúp trẻ em ở đây tiếp cận giáo dục, bớt thiệt thòi, qua đó mang lại những ước mơ về một tương lai tươi sáng cho các trẻ em.
Biển – di sản chung của thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề thách thức, trong đó có các tranh chấp lãnh thổ. Các tranh chấp trên biển cần phải được giải quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 9/8, khi chủ trì phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Thúc đẩy An ninh Biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”.
Biến thể Delta của vi-rút SARS Cov-2 đang tàn phá thế giới với tốc độ chưa từng có, và mọi việc đều đang nằm ngoài dự tính của con người. Vấn đề là thế giới cần phải có chiến lược vaccine sáng tạo hơn, quyết đoán hơn nhằm ngăn chặn đà lây nhiễm của SARS-CoV-2. Với lợi thế về dân số và khoa học công nghệ, Ấn Độ là quốc gia đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các sản phẩm mới nhằm ngăn chặn Covid-19. Trong quá trình này, Việt Nam là một trong các quốc gia đối tác trong việc nghiên cứu, thử nghiệm các loại vaccine được sản xuất từ Ấn Độ. Phóng viên Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Tiến sỹ Krishna Ella, Chủ tịch Công ty Dược Ấn Độ Bharat Biotech – nhà sản xuất vaccine Covaxin ngừa Covid-19 làm rõ hơn những nội dung này.
Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ lao động nữ thấp nhất thế giới, 27% so với 50% của thế giới. Đại dịch Covid 19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Ấn Độ sẽ khiến cho tỉ lệ cơ cấu lao động nam - nữ tại nước này bất bình đẳng hơn nữa, thậm chí tước đi rất nhiều cơ hội của phụ nữ được quay trở lại làm công việc cũ.
Đang phát
Live