Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN giai đoạn đến hết năm 2025.- Để ứng phó với bão số 6, tỉnh Quảng Ngãi sẽ thực hiện cấm biển từ 10h sáng nay. Nhiều địa phương lên phương án sơ tán dân. Quân đội huy động lượng lớn người và phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp.- Nền kinh tế Liban thiệt hại 20 tỷ USD do cuộc xung đột giữa lực lượng Hezbollah và Israel.- Hạ viện Pháp thông qua sửa đổi dự luật ngân sách để tiến tới đánh thuế các tỷ phú.
Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), các đại biểu đề nghị quy định cụ thể với công chứng giao dịch bất động sản; đối với công chứng điện tử cần thực hiện quy trình xác thực, bảo mật và trách nhiệm của các bên có liên quan.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đầu tư cho phát triển điện lực phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đặt quyết tâm hiện thực hoá “mục tiêu kép”, đó là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng. “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Sau gần 20 năm thi hành và trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 2012, 2018, 2022 và 2023), Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Theo kế hoạch, ngày mai (26/10) Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ và ngày 07/11 tới đây Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật này. Với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn Dự luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển “đột phá” cơ sở hạ tầng điện, phóng viên Nguyên Long thực hiện loạt bài 3 kỳ “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”. Bài đầu tiên có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực”.
Nhân dịp Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số, hưởng hứng ngày Chuyển đổi số quốc gia, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM giới thiệu hơn 3.000 đầu sách nói, sách điện tử để người dân trải nghiệm miễn phí.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ mua sắm trực tuyến tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến “B2C” – tư doanh nghiệp tới khách hàng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Hôm qua, nền tảng thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
Phát biểu Tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao BRICS mở rộng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 5 kết nối chiến lược để góp phần cùng BRICS và cộng đồng quốc tế kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn- Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp được xác định là con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC, trong đó có Việt Nam- Bộ Công Thương rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua thương mại điện tử- Liên hợp quốc cảnh báo tình hình Trung Đông đang ở mức báo động, không loại trừ nguy cơ bất ổn lan sang cả Syria- Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
Ngày 20/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023. Theo đó, cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Đây là các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng trong một năm từ 1000 TOE hoặc khoảng 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các hộ tiêu thụ nhiều năng lượng giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban, Ban Kinh Doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.
Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), đến nay đơn vị đã cung cấp 100% các loại hình dịch vụ trực tuyến cấp độ 4.
Đang phát
Live