- Đến hôm nay, nước ta đã qua 65 ngày không có ca mắc mới COVID-1 9 trong cộng đồng. Cả nước chỉ còn 19 bệnh nhân đang điều trị. Sức khỏe của bệnh nhân số 91 đang tiến triển rất tốt. Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đề xuất phương án đưa bệnh nhân này về quê hương Scotland.- Tấn vải tươi xuất khẩu đầu tiên của nước ta bằng đường hàng không đã đến Nhật Bản. Lô hàng này một lần nữa khẳng định giá trị nông sản Việt Nam tại những thị trường khó tính nhất thế giới.- Trọng án tại tỉnh Điện Biên khiến 3 người tử vong.- Vòng đàm phán đầu tiên giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch phục hồi chưa từng có trị giá 750 tỷ euro đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.- Mỹ bác bỏ đề nghị của các hãng hàng không Trung Quốc tăng thêm các chuyến bay vận tải hành khách hàng tuần giữa 2 nước.
- Thông tin về một số doanh nghiệp niêm yết.- Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thương mại.- Diễn biến trên thị trường chứng khoán.
Sáng 15/6, Toà án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiến xét xử phúc thẩm vụ án Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên bị sát hại ở Điện Biên) và các bị cáo liên quan về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, do luật sư bào chữa cho bị cáo Vì Thị Thu vắng mặt, nên Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa cho đến khi có thông báo lại.
- Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, tại các địa phương đã diễn ra các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, tổ chức các chương trình, trò chơi cho các em thiếu nhi sôi động, thiết thực.- Trường hợp người phụ nữ nhập cảnh từ Trung Quốc theo đường mòn, lối mở vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đi Thành phố Hồ Chí Minh đã âm tính lần 1 với virus Sars-Cov-2, người dân không nên chủ quan để tránh làn sóng nhiễm Covid-19 thứ hai vào nước ta.- Công tác tìm kiếm nạn nhân thứ 3 trong vụ sập mỏ đá nghiêm trọng xảy ra chiều qua trên địa huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được nối lại vào sáng nay. Nguyên nhân là do tối qua, số lượng đá sạt lở khá lớn, khả năng vẫn còn mìn trên núi đá.- Anh và Liên minh châu Âu (EU) hôm nay bước vào vòng đàm phán thương mại mới được dự báo là nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan tới các điều khoản của Hiệp ước dẫn độ mới hậu Brexit.- Israel khởi động việc sáp nhập Bờ Tây, nhiều nước trong khối Ả Rập lên tiếng phản đối hành động này của Israel.- Bình luận: Gỡ ách tắc đầu tư công – Bài học thông từ quyết tâm đến hành động.
- Lạng Sơn: Tạm giữ 16 mặt hàng có dấu hiệu nhập lậu được hợp thức bằng hóa đơn bán hàng.- Điện Biên: Xử phạt 40 triệu đồng một Công ty vi phạm sau khi bị tạm giữ 125.000 chiếc khẩu trang chờ xử lý.- Thực hiện quy chế phối hợp để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái.
Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế là 200% GDP (tính theo tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP), được coi là một trong những nền kinh tế “mở” nhất thế giới. Trước những tác động của đại dịch Covid-19, mặc dù Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh ở trong nước, song, với một nền kinh tế - mà động lực tăng trưởng - là công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và trong giá trị xuất khẩu của năm 2019 đạt hơn 263 tỷ USD không thể không kể đến hơn 40 tỷ USD đóng góp của ngành nông nghiệp - thì để có được tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng, để hoạt động sản xuất được khơi thông - cũng đồng nghĩa phải khơi thông được thị trường xuất khẩu. Nhìn lại kinh tế 4 tháng qua, mặc dù Việt Nam có tăng trưởng dương - trong khi rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không có tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu khoảng 3 tỷ USD - nhưng nhiều chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi dịch covid-19 rõ rệt hơn trong tháng 5 và quý 2 năm nay. Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD - trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới? Khách mời là ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương bàn luận về vấn đề này.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” đã lùi vào dòng chảy lịch sử 66 năm, phần lớn những người cầm súng năm xưa đã về với thế giới người hiền. Người còn sống cũng đã ở độ tuổi xấp xỉ 90 trở lên, nhưng vẫn lưu giữ vẹn nguyên dòng ký ức hào hùng. Trong dòng ký ức nhớ về những ngày tháng "năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn", vị Trung tướng già Phạm Hồng Cư lại bồi hồi rưng rưng nước mắt. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị cùng nghe những câu chuyện ít người biết đến dẫn đến chiến thắng 66 năm trước qua hồi ức của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo cam kết hợp tác chặt chẽ trong phòng chống dịch Covid-19, cũng như phát triển quan hệ song phương toàn diện và sâu rộng.- Hôm nay kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - một chiến công hiển hách, đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.- Hôm nay kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam.- Dỡ bỏ quy định về giãn cách hành khách trên tất cả các phương tiện vận tải hành khách cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.- Thủ tướng Anh cam kết sớm công bố chiến lược dỡ bỏ phong tỏa sau khi bị chất vấn về những thiệt hại nặng nề của đại dịch Covid-19 tới nước này.- Bình luận: Bài học "Đồng hành" cùng doanh nghiệp nhìn từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI vừa được công bố.
Dành cả tuổi thanh xuân để giải phóng, rồi xây dựng mảnh đất Mường Thanh trở nên khang trang, tươi đẹp như ngày hôm nay, những cựu chiến binh của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm nào vẫn luôn thấy mình như đang ở lứa tuổi đôi mươi. Những câu chuyện dệt nên từ họ thực sự là dấu ấn không phai mờ, thể hiện khí phách của thế hệ trẻ không quản ngại hy sinh, quyết đấu tranh vì độc lập, tự do của non sông đất Việt yêu thương.
- Tây Nguyên đối mặt với khô hạn- giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng?- Ổn định dạy và học sau dịch Covid-19.- Động thái Hàn Quốc, Triều Tiên nổ súng qua lại trong khu phi quân sự Bàn Môn Điếm.- Siết quy định mua, bán trái phiếu doanh nghiệp với tổ chức tín dụng.- Ngành du lịch cần nhiều thời gian để “bắt nhịp” trở lại: Thực tế tại Điện Biên.- Quảng Ninh: Gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải.- Đức nỗ lực nghiên cứu phát triển vắc xin chống virus Sars-CoV-2.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)