- Từ vụ Liên Kết Việt – bài học trong quản lý kinh doanh đa cấp.- Quan hệ Nga – Mỹ đối diện tương lai u ám.- Loạt bài: Du lịch vùng Đông Bắc thời đại dịch - Bài 1 nhan đề: Covid-19, nỗi ám ảnh của người làm du lịch.- Cần Thơ: Đồng bào Công giáo tích cực làm từ thiện bác ái.- Trung Quốc công bố Sách Trắng về năng lượng trong thời đại mới
Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc. Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.
Vụ việc trường Đại học Đông Đô đào tạo chui và cấp bằng giả văn bằng 2 ngôn ngữ Anh tiếp tục nóng lên khi mới đây, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cho biết: Trong số hơn 200 người được cấp văn bằng 2 ngôn ngữ 2 của trường này, đã làm rõ 193 người được cấp bằng không qua đào tạo. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao yêu cầu đơn vị chủ quản xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp này. Nhiều ý kiến chuyên gia, các đại biểu quốc hội nêu quan điểm: không chỉ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong vụ việc này mà cần phải công khai danh tính 193 người "mua bằng" của Đại học Đông Đô, có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng để tạo sự răn đe. Mục Tiêu điểm ngay sau đây, BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Trợ giúp cho người khuyết tật là một trong những Đề án quan trọng giai đoạn 2012 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1019 ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án này mở ra cơ hội cho người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, tiếp cận giáo dục, trợ giúp học nghề, việc làm, phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng người khuyết tật sống nghèo khổ, bị kỳ thị, coi thường... đó là do họ tạm thời hoặc vĩnh viễn không có việc làm, nên không có nguồn thu nhập cần thiết để trang trải cuộc sống hàng ngày cho bản thân. Do đó, việc làm cho người khuyết tật đã được Nhà nước bảo hộ, quy định rất cụ thể trong Bộ Luật lao động, Luật Người khuyết tật và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách này, đặc biệt là Luật người khuyết tật đang nảy sinh nhiều vấn đề cần được xem xét, tháo gỡ. Chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay chúng tôi bàn về nội dung này. Khách mời trong chương trình là Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn luật sư thành phố Hà nội, người đã có hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật và ông Trần Quốc Nam, Quản trị Diễn đàn Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam.
Không chỉ nợ đóng bảo hiểm xã hội của hơn 500 công nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ Tú, ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương còn vừa bán đứt công ty cho một nhà đầu tư khác. Chủ cũ-chủ mới chưa thống nhất được việc đóng bảo hiểm xã hội; lương tháng 12 và khoản tiền chờ đợi nhất trong năm là thưởng Tết, liệu có mất hút cùng, sau quyết định này? Hàng trăm công nhân công ty đã ngưng việc, tụ tập đòi quyền lợi. Liệu quyền lợi của họ có được đảm bảo? Bà Trần Thị Thanh Hà – Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Cơ quan đại diện quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Theo khảo sát của ILO, chênh lệch giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trên toàn thế giới đã được thu hẹp trong vài chục năm gần đây, song vẫn ở mức 27% vào năm 2019. Còn ở nước ta, thống kê năm 2019 cho thấy, tỉ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm 48,1% tổng số người có việc làm và là một trong những tỉ lệ cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, rất nhiều lao động nữ trong số này lại bị chủ tìm mọi cách sa thải ở tuổi 35. Với những phụ nữ có thể vươn lên làm quản lý, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, họ phải vượt qua nhiều khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống để theo đuổi đến cùng niềm đam mê.
- Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 1 nhan đề: “Thực tế điều hành chính sách - Những bài học kinh nghiệm”.- Nỗ lực xúc tiến thương mại – phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh mới.- Chuyên mục Chuyện thị trường có nội dung “Lệch pha cung – cầu căn hộ tại TPHCM người thu nhập thấp khó mua nhà”
- Loạt bài: "Đi tìm mô hình tăng trưởng mới cho ngành nông nghiệp” - Bài 1: "Kết hợp rộng - sâu, thêm cầu chế biến". - Người dân Yên Bái chủ động phòng chống đói, rét cho gia súc.
- Xét tuyển ĐH 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập – Liệu có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?- Ngôi làng lưu giữ một di sản quý báu, nghề đúc đồng với tuổi đời hàng trăm năm lịch sử.- Nhà sáng chế chân đất - tác giả của hàng chục loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp với niềm vui được giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả lao động.
Câu chuyện cảm động về ngôi nhà nhân ái
Đang phát
Live