Quốc hội đặt mục tiêu: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 2021 – 2025 đạt khoảng 6,5 - 7%.- Ngân hàng nhà nước yêu cầu các đơn vị trong hệ thống và các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.- Thủ tướng Hy Lạp xin lỗi người dân vì xử lý chậm trễ thảm họa cháy rừng.- Thống Đốc bang New York của Mỹ - Andrew Cuomo - tuyên bố từ chức sau những cáo buộc quấy rối tình dục.
Bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh mạn tính chứ không phải nan y, tức là bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên việc điều trị rất khó khăn và lâu dài, bởi vậy có người cho rằng đó là “kẻ giết người thầm lặng”. Người mắc tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường luôn phải kiểm soát tốt để bệnh không gây ra những biến chứng, tức là không để bệnh tiến triểu tiêu cực làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Biết vậy nhưng việc không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Vì thế câu hỏi làm thế nào để điều trị biến chứng của tiểu đường? Ngoài việc dùng thuốc tây, có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ… thì người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm đông dược nào để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất khi tiểu đường biến chứng? Đây là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân tiểu đường. Đại tá, ThS .BS Nguyễn Lê – Nguyên Giảng viên Học viện Quân Y tư vấn về giải pháp này.
Cách đây 2 ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp. Đã có rất nhiều khuyến nghị được nêu ra, tập trung ở câu chuyện làm sao để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa an toàn phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đặc biệt là ổn định đời sống, dân sinh. BTV Nguyên Long có bình luận “Sinh kế của con người, sinh mệnh của nhân dân”:
8 năm sau khi công bố báo cáo về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hôm qua (9/8) tiếp tục đưa ra một báo cáo mới với những cảnh báo gay gắt hơn, trong đó nhấn mạnh hoạt động của con người chính là nguyên nhân khiến tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất ngày một nguy hiểm. Báo cáo được xem là lời cảnh tỉnh thế giới về hậu quả của biến đổi khí hậu, đã ngay lập tức nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hôm qua lần đầu tiên tổ chức một cuộc họp chính thức riêng về chủ đề an ninh trên biển, với sự chủ trì của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi. Với chủ đề “ Tăng cường an ninh trên biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, các nước đã nhấn mạnh những mối đe dọa an ninh trên biển gia tăng, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để giải quyết thách thức này.
Chất độc da cam không chỉ gây ra những bệnh tật hiểm nghèo, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của những cựu chiến binh, những người dân sống hoặc đi qua vùng bị ô nhiễm, mà nỗi đau vẫn còn dai dẳng ở những thế hệ thứ 2, thậm chí thứ 3. Nhưng cũng giống như cha anh họ, nhiều nạn nhân da cam đã kiên cường vượt lên sự tàn phá, hủy diệt của chất độc da cam, không chỉ có những đóng góp cho xã hội mà còn trở thành nguồn cảm hứng sống tích cực cho nhiều người.
Ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thấp nhất những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Nghị quyết 68 không chỉ bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa Nghị quyết đi nhanh vào cuộc sống, khẩn trương, kịp thời chi trả cho người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tại một số địa phương ở Đồng Tháp, các Tổ nhân dân tự quản đã phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành tốt Chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ; “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” rà soát từng trường hợp F1, F2, nhắc nhở người dân cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, qua đó cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Các ngân hàng thương mại sẽ được tăng vốn.- Sàn giao dịch bất động sản chịu ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh.- Thông tin về thị trường hàng hóa thế giới: những tác động tới thị trường kim loại quý.
Gỡ vướng “rào cản” điều kiện kinh doanh bất động sản - vướng mắc từ TT06 về lựa chọn nhà đầu tư.- Mô hình "3 tại chỗ" cần thực hiện linh hoạt phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.- Nhà nước và doanh nghiệp cần đồng hành trong nỗ lực vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.
Đang phát
Live