Sau khi Taliban nhanh chóng giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul mà không gặp phải sự phản kháng nào từ phía quân chính phủ, dư luận thế giới đang chờ đợi Taliban sẽ có những bước đi như thế nào để thành lập chính quyền mới thay thế cho chính quyền Afganistan đã sụp đổ. Có thể nói, Afganistan đang chìm trong bầu không khí hoang mang, lo sợ và mất phương hướng, pha trộn giữa tâm lý thất vọng với chính quyền cũ và sự hoài nghi với chính quyền mới. Đại diện của Taliban đã đưa ra khá nhiều cam kết trong quá trình thành lập chính phủ mới như không gây tổn hại tới người dân Afganistan, những người không thuộc lực lượng Taliban cũng có thể tham gia chính phủ, sẵn sàng làm việc với các đối tác nước ngoài, thậm chí thừa nhận sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ… Vậy chính quyền mới tại Afganistan sẽ như thế nào, và trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng quốc tế cần tính toán như thế nào đến việc thừa nhận chính quyền mới do Taliban thành lập? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ phân tích vấn đề này:
“Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026)-Kỳ vọng của NHÂN DÂN”.- “Taliban tìm kiếm tính chính danh trước cộng đồng quốc tế”.- Sàn giao dịch bất động sản chịu ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh.- Lạng Sơn: Ngăn chặn gian lận kê khai hải quan.- Gánh nặng đè lên vai người dân ĐBSCL khi giá phân bón tăng, giá lúa giảm.- Singapore thử nghiệm phương án tuyển dụng chỉ dựa trên kỹ năng làm việc.
Kỳ họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến hết sức phức tạp. Với thời gian làm việc ngắn gọn, nhiều nội dung rất quan trọng đã được bàn tại kỳ họp này. Từ việc trước mắt, nhiệm vụ số 1- là phòng chống, đẩy lui dịch Covid 19, tới bàn giải pháp thực hiện mục tiêu dài hạn, của cả nhiệm kỳ 5 năm, theo Nghị quyết của Đảng và Quốc hội. Người dân, xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm này.
Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ một trong những nhiệm vụ bao trùm, quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc là tiếp tục xây dựng và tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu chuẩn bị tốt nhất việc tham dự Đại hội đồng AIPA – 42, tổ chức trực tuyến từ ngày 23 - 25/8 do Vương quốc Brunei, Chủ tịch AIPA - 42 chủ trì- Bộ Y tế đề nghị tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề các tập thể, cá nhân có liên quan vụ việc "5 bệnh viện không nhận cấp cứu dẫn đến bệnh nhân tử vong"- Afganishtan đang diễn ra cuộc di tản lớn lịch sử. Gần 70 quốc gia cùng ra một tuyên bố chung đề nghị Taliban tạo điều kiện để người dân Afghanistan và các công dân nước ngoài được rời khỏi Afghanistan theo nguyện vọng, an toàn- Ít nhất 1300 người thiệt mạng trong trận động đất tại Haiiti, tình hình càng xấu hơn khi một cơn bão lớn dự báo sẽ đổ vào quốc gia này- Các nhà khoa học Nga nghiên cứu ra một loại vật liệu có khả năng tiêu diệt virus Sar Covi2 trong vài giây
Theo nhận định và tính toán của nhiều chuyên gia và nhà khoa học, với lượng vaccine được cam kết sẽ bàn giao trong quý III và quý IV năm nay, cùng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, thì mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022 là khả thi. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào việc mở cửa lại và khôi phục hoạt động kinh tế vào đầu quý II/2022. Khi đó trường lao động sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên nếu không chuẩn bị từ bây giờ, sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc giữ chân người lao động trong dịch bệnh, Chính phủ và các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ, đào tạo và đào tạo lại để người lao động có thể quay lại thị trường lao đống sớm nhất có thể. Cùng với đó là sự chủ động tham gia thị trường của chính người lao động. Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh. Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau.
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, gần 1,2 triệu người thất nghiệp và khoảng 1,1 triệu người thiếu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 226.000 đồng/tháng và theo dự báo, con số này vẫn sẽ không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh và làm thế nào để người bị mất việc, ngưng việc có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động khi dịch Covid được kiểm soát, đẩy lùi? Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Bài 1: Thất nghiệp - thiếu việc làm gia tăng, gánh nặng cuộc sống người lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp để nhanh chóng giảm nhanh số ca bệnh nặng, hạn chế tối đa số ca tử vong do COVID-19- Dịch Covid-19 ảnh hưởng chuỗi lưu thông nông sản khiến giá sầu riêng giảm nhưng đây vẫn là mặt hàng cho giá trị kinh tế cao tại tỉnh Đắc Lắc- Taliban đã kiểm soát thêm 2 thành phố và chỉ còn cách thủ đô Kabul của Afghanistan chưa đầy 70km. Các nước phương Tây lên kế hoạch sơ tán công dân khẩn cấp- Chính phủ Venezuela và các phe đối lập bắt đầu vòng đàm phán mới nhằm hóa giải các bất đồng chính trị và giải quyết những khó khăn, thách thức mà nước này đang đối mặt
Hơn 50 bác sỹ và cán bộ y tế đang nghỉ hưu tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện gia nhập đội y tế cộng đồng. Dù không ít người đã ở độ tuổi "thất thập" nhưng tất cả đều mong muốn tiếp tục được mang kiến thức y khoa phục vụ công tác tầm soát, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
“Các địa phương cần triển khai ngay hệ thống đường dây nóng, các đội y tế cộng đồng đến từng khu dân cư để tiếp nhận, giám sát, hỗ trợ y tế tại chỗ cho bất kỳ người dân nào có triệu chứng nghi mắc Covid-19 và các vấn đề sức khoẻ khác”. Đây là nhấn mạnh của Phó Tướng Vũ Đức Đam, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ.
Cùng với nguồn vắc-xin đặt mua hoặc được tài trợ từ bên ngoài, một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển vắc-xin trong nước. Đây được xem là giải pháp mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin vẫn còn hạn chế và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đang phát
Live