Trận động đất tại Morocco vào đêm qua đã gây thiệt hại nặng nề, với hơn 820 người thiệt mạng và gần 700 người bị thương. Chính quyền Morocco đang chạy đua với thời gian triển khai công tác cứu hộ cho các nạn nhân của thảm họa kinh hoàng này.
Thống kê mới nhất của giới chức Ma-rốc cho biết, trận động đất 6,8 độ rich-te xảy ra sáng sớm nay với tâm chấn ở dãy HIigh Atlas của nước này, khiến ít nhất 296 người thiệt mạng, 153 người bị thương, hàng trăm tòa nhà bị đổ sập. Nhiều người được cho là vẫn còn mắc kẹt trong các đống đổ nát nhưng chưa thể xác định được số lượng chính xác. Công tác cứu hộ đang được khẩn trương tiến hành.
Nhiều nước A-rập và cộng đồng quốc tế đã bày tỏ lời chia buồn chân thành tới Maroc sau trận động đất kinh hoàng vừa xảy ra tại nước này khiến hàng trăm người chế và bị thương.
Hôm nay, Quốc hội bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5. Là người đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo việc làm cho người lao động; khắc phục bất cập trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, đặc biệt là giải pháp về tình trạng rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH luôn được cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách đặt lên hàng đầu. Dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên họp.
Tròn 1 tháng kể từ khi trận động đất mạnh 7,8 độ xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2, cướp đi sinh mạng của hơn 50 nghìn người tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Và con số này vẫn chưa phải là cuối cùng. Bên cạnh đó những thiệt hại về cơ sở vật chất, hạ tầng vẫn đang trong quá trình thống kê và được ước tính lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ. Giờ đây, ngoài việc dọn dẹp những đống đổ nát, tìm kiếm những người mất tích, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang nhanh chóng bắt tay vào việc tái thiết sau thảm họa, hồi sinh những khu vực hoang tàn, đổ nát… Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi thời gian dài và nguồn tài chính khổng lồ. Liệu mục tiêu xây dựng lại đất nước trong 1 năm của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có quá kỳ vọng?
Hầu như tất cả các cửa hàng tại thành phố Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ – địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất đều đã đóng cửa khi nhiều dãy nhà nằm trong đống đổ nát, nhưng anh Mehmet Serkan Sincan, một người buôn bán đồ cổ đã quyết định ở lại, bày các món hàng của mình trên đường và chơi nhạc cho người qua đường nghe - giống cách anh đã làm trước khi trận động đất xảy ra.
Trận động đất kép mạnh 7,6 độ và 7,8 độ tại 10 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ và ở Xyri (Syria) hôm 06/02 vừa qua đã gây ra những thiệt hại tồi tệ nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại đây. Hàng chục nghìn người chết, hơn một trăm nghìn người bị thương, hàng chục triệu người bị ảnh hưởng, hàng trăm nghìn tòa nhà bị đổ sập hoàn toàn. Cả thế giới hướng về Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri cùng chung tay giúp họ vượt qua đau thương mất mát to lớn này. Gần 100 đoàn cứu hộ quân đội các nước, trong đó có các đoàn cứu hộ Việt Nam, cùng gần 6 nghìn tình nguyện viên quốc tế, chuyên gia, bác sỹ đã tới Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri. Điều đó thể hiện tình đoàn kết quốc tế mạnh mẽ và sẽ là những đốm lửa tiếp thêm sức mạnh sưởi ấm cho người dân nơi đây vượt qua đau thương.
Lần đầu tiên QĐND Việt Nam cử lực lượng trực tiếp thực hiện cứu trợ thảm họa ở nước ngoài. Mặc dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn, khó khăn, liên tiếp xảy ra những cơn rung chấn mạnh, nhưng đoàn đã tham gia hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, được cộng đồng quốc tế, Chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao. Để rõ hơn những bài học rút ra từ ứng phó với thảm họa động đất nói riêng và sự chủ động ứng phó với các sự cố an ninh phi truyền thống, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh văn phòng Thường trực UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN) - người trực tiếp chỉ huy lực lượng cứu hộ tại hiện trường tỉnh Hatay về nội dung này.
Trận động đất 7,8 độ richter ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria xảy ra vào ngày 6/2 đã gây thiệt hại rất lớn về người và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến thời điểm này, không chỉ người dân của 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mà cả thế giới đều chưa khỏi bàng hoàng trước những hình ảnh đổ sập của các toà nhà, gần 50 nghìn người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề. Ở Việt Nam thời gian vừa qua cũng đã ghi nhận những trận động đất xảy ra ở một số địa phương. Từ thảm họa động đất ở Thổ nhĩ Kỳ vừa qua, chúng ta đặt câu hỏi: vậy liệu những trận động đất có cường độ mạnh có khả năng xảy ra hay không? Việt Nam đã có kịch bản ứng phó với động đất hay chưa? Cần làm gì để nâng cao kiến thức và ứng phó với thảm họa động đất cho người dân Việt Nam? Mời quý vị và các bạn cùng nghe chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương- chuyện gia địa chấn , nguyên phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần Viện vật lý địa cầu Việt Nam.
Một trận động đất mạnh hơn 6,4 độ đã xảy ra ở thành phố Antakya, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ chiều 20/2 và được người dân các nước láng giềng cảm nhận.
Đang phát
Live