Kể từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 đến nay, Quốc hội Việt Nam không ngừng trưởng thành, đổi mới và phát triển, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần to lớn vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nâng cao vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo lập được sự tin tưởng và những ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021) sắp kết thúc, Quốc hội đã chứng kiến nhiều sự đổi mới với những dấu ấn đậm nét, tô thắm thêm truyền thống lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam.
Trong Chuyên mục này - hôm qua, chúng tôi phát sóng bài viết “Cải cách thể chế kinh tế - những gợi mở cho giai đoạn tới” - trong đó nhất mạnh các Nghị quyết đại hội XI, XII, Đảng ta đều xác định, xây dựng các thể chế phù hợp là một trong các tiền đề cho phát triển kinh tế. Chất lượng thể chế không chỉ là mục đích mà là điểm đột phá trong chính sách phát triển. Tiếp theo chuyên mục này, hôm nay, chúng tôi đề cập “đột phá” thứ 2 trong 3 đột phá chiến lược được các Nghị quyết của Đảng đề ra, đó là nội dung “Đổi mới mô hình tăng trưởng và những vấn đề đặt ra”.
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên bước ngoặt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Hơn ai hết, người dân – chủ thể của Chương trình này cảm nhận rõ nhất những thay đổi ở khu vực nông thôn, khi diện mạo làng quê khởi sắc, cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất lẫn tinh thần từng bước nâng cao.
5 năm qua, với tinh thần quyết liệt đổi mới, trách nhiệm cao, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực. Dấu ấn đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ XII trước hết thể hiện qua việc lựa chọn chính xác những mục tiêu trọng điểm, những nhiệm vụ cấp bách để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát các quan điểm, đường lối, cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng của Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng chương trình làm việc toàn khóa và bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong chuyên mục tiến tới ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 13 hôm nay, phóng viên Văn Hiếu có bài viết: Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng: Dấu ấn đổi mới. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
- Chương trình liên kết đào tạo quốc tế- cần đổi mới cho phù hợp thực tế. - Cô Phạm Minh Thùy yêu thương trẻ để làm tốt nghề trồng người
Hơn 120 cuộc kết nối giữa startup Việt với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, với tổng số vốn quan tâm đầu tư lên đến 14 triệu USD tại Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam- Techfest 2020, cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư không hề giảm đi, cơ hội và nguồn lực dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển. Thúc đẩy hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, nhìn từ Techfest Việt Nam 2020 cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
- Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2020 và Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp “Cùng đất nước vượt qua thách thức”.- Thanh tra Chính phủ và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đối thoại với người dân Khu đô thị mới Thủ Thiêm.- Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ rời Nhà Trắng, nếu Đại cử tri đoàn xác nhận ứng viên Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 14/12 tới.
Nhà Xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã công bố tài liệu điều chỉnh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 thuộc bộ Cánh Diều để xin ý kiến nhân dân đến hết ngày 20/11, trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định lần cuối. Một số giáo viên và chuyên gia giáo dục cho rằng, tài liệu vẫn mắc nhiều lỗi không đáng có, thậm chí "càng sửa càng sai".
Mối quan hệ giữa cử tri với đại biểu Quốc hội trở nên gần gũi hơn. Đại biểu lắng nghe kịp thời hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu nhận được nhiều hơn tiếng nói của cuộc sống, để nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Tiếng nói nghị trường đã gần hơn tiếng nói của cuộc sống, của cử tri và nhân dân. Nhiều vấn đề của cuộc sống được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ lắng nghe, tìm hướng giải quyết trong từng quyết sách quan trọng.Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội đã, đang và sẽ luôn nỗ lực đổi mới không vì ai khác, không nhằm mục đích nào khác là vì cử tri, giúp tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri sớm thành hiện thực. Đó là động lực, là sự thôi thúc của quá trình đổi mới. Cùng sự đổi mới về nội dung hoạt động, đổi mới về hình thức, trong đó sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin là hướng đi tiến tới một Quốc hội điện tử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung: “Quốc hội điện tử - Đổi mới vì cử tri”. Khách mời trong chương trình là Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, người đã tham mưu, đề xuất, thực hiện việc chuyển từ Quốc hội giấy sang Quốc hội điện tử.
Để Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả cần sự cải cách, hợp tác mạnh mẽ, đoàn kết từ chính các quốc gia thành viên. Trong khối thống nhất đó, Việt Nam đang nổi lên là một trong những nước đi đầu trong nỗ lực đổi mới, đóng góp hiệu quả vào các cơ chế hoạt động của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này. Đây là chia sẻ của Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam - ông Kamal Malhotra trong cuộc trò chuyện với PV Đài TNVN nhân dịp Liên hợp quốc đạt dấu mốc tròn 75 năm tuổi:
Đang phát
Live