“ Năm 2023 toàn ngành kế hoạch đầu tư tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2022 với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới cải cách, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Những bài học kinh nghiệm của năm 2022 sẽ được đúc rút và năm 2023 Bộ tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, sứ mệnh mới mà Đảng, Chính phủ đặt lên vai. Đây vừa là vinh dự tự hào, vừa là trách nhiệm đối với đất nước”- Đây là những lời tâm huyết mà Bộ trưởng Bộ KHĐT phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 vừa được tổ chức tại Hà nội. Bài viết của PV Xuân Lan:
- Triển vọng, thách thức kinh tế Việt Nam 2023 trên nền tảng tăng trưởng vượt trội của năm 2022.-Khởi nghiệp sáng tạo - Kỳ vọng sức bật mới trong năm 2023.
Quan điểm: “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” được Đảng ta khẳng định xuyên suốt qua các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cố tình không hiểu, thậm chí còn xuyên tạc bằng những luận điểm sai trái. “Cảnh giác trước quan điểm: Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị” - nội dung được BTV chương trình phân tích, bàn luận cùng GS-TS khoa học Phan Xuân Sơn, Giảng viên cao cấp Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trình diễn thơ tái hiện lịch sử "Theo dấu chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp". - Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về công tác đo lường.
Phát huy sức mạnh trí tuệ của phụ nữ Việt Nam, khơi dậy khát vọng cống hiến của nữ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - Đó là nhiệm vụ trọng tâm được đề ra tại Đại hội Đại biểu Hội Nữ trí thức Việt Nam lần thứ 3, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đến dự phiên họp chính thức của đại hội sáng nay có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Đỗ Văn Chiến,; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam- Hà Thị Nga; Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan- nguyên Phó Chủ tịch nước.
“Bài toán nhân lực khi ngành du lịch chuyển sang giai đoạn phục hồi” là nội dung được đề cập trong mục Vấn đề xã hội. - Mục sắc màu cuộc sống: Đảm bảo đo lường giúp doanh nghiệp sản xuất công tơ điện nâng cao năng lực cạnh tranh.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc sau 16 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao. Một kỳ họp thu hút được sự quan tâm của đông đảo đồng bào, cử tri cả nước, khi mà Quốc hội đã nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức kỳ họp thích ứng với mọi điều kiện, hoàn cảnh. Với rất nhiều quyết sách được thông qua, Quốc hội đang ngày càng thể hiện tinh thần chủ động, đổi mới và trách nhiệm cao trước khi quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố cho thấy, trong hai năm 2018 và 2019, Việt Nam tăng 10 bậc và đứng thứ 67 trên thế giới. Còn trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ công bố: Việt Nam vẫn duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu- xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế, và trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận cho thấy chúng ta đã nhận thức được tầm quan trong của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trong các báo cáo về KHCN và đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ ở Việt Nam được công bố mới đây, các chuyên gia nhận định: trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế để tiến tới trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi chúng ta phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ. Nhưng cũng có một thực tế là hiện 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa- tiềm lực còn nhiều hạn chế thì việc đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản. Cơ chế “đột phá” nào giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các khách mời. - Ông Nguyễn Đức Hoàng- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ). - Tiến sĩ Phạm Thu Hiền– Chuyên gia Mạng lưới nghiên cứu Data61, trực thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ của Khối thịnh vượng chung Australia. - Ông Trương Vĩnh Thành- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai (An Giang).
- Liên tục cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp. - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt trên 640 tỷ USD và tiếp tục có xuất siêu - Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo- động lực tăng trưởng sau đại dịch.
Phát triển bền vững - giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế EVFTA.- Thúc đẩy tiêu dùng xanh, hướng tới phát triển bền vững.- Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường - nâng cao hiệu quả sản xuất.