Rất nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh Yên Bái hiện nay đã có mặt tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, từ đó nâng cao thương hiệu và giá trị trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.
Tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nhiều hộ dân đã giàu lên từ nghề làm các loại bánh truyền thống, đặc sản của Quảng Nam. Trong dịp Tết, nhiều hộ thu được cả trăm triệu đồng. Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam kịp thời hỗ trợ người dân nguồn vốn để đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị mở rộng quy mô sản xuất, kết nối với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, giúp bà con yên tâm sản xuất.
Mỗi món ăn đặc sản của từng vùng miền đều mang một nét đặc trưng. Mọi người sẽ gọi tên món phở khi nhắc đến Hà Nội, thịt dê khi nhắc đến Ninh Bình, nem chua Thanh Hóa, món mì xứ Quảng,… Nhưng có một món ăn khá phổ biến và được ưa thích trên đất Hà Nội lại xuất phát từ Sài Gòn - TP HCM. Nếu bạn đang tìm một gợi ý cho bữa tối ấm áp cùng những người thân trong gia đình thì món cơm tấm có thể sẽ là một lựa chọn tuyệt vời trong buổi Thứ Sáu này. Cơm tấm là sự kết hợp của cơm nấu từ gạo tấm với các loại đồ mặn như sườn nướng, chả trứng, phết chút mỡ hành, thêm tí đồ chua, và quan trọng là nước mắm tỏi ớt... vừa thơm ngon lại đậm vị.
Cần dạy con thế nào để vừa đúng lý đúng tình mà không vi phạm pháp luật?- Tạp chí âm nhạc Quốc tế: Ca khúc "Your power" của Billie Eilish và thông điệp hãy yêu thương chính mình.- Món ẩm thực ở Đăc Lắc: Đặc sản heo lai hấp, nướng ống tre.- Chàng trai trẻ với ý tưởng sáng tạo “tour du lịch online” khi dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Trong những năm gần đây, với sự đồng sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ đã tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây. Cũng chính từ nơi này, các mặt hàng Việt nam được đưa đến nhiều địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Giải pháp kích cầu thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo".- Khách mời tham dự Diễn đàn là ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.
Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi của một số địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, xây dựng và phát triển được một số thương hiệu nông sản hàng hóa được thị trường trong nước và quốc tế biết đến. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe.
Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chương trình còn hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Hiện nay, nhiều địa phương đã chú trọng triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, lồng ghép vào các chương trình phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, với trọng tâm là phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tinh hoa, đặc biệt của mỗi vùng, được chính quyền hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng đang tạo sức bật cho các địa phương theo hướng bền vững, khẳng định vị thế cho sản phẩm hàng hóa địa phương. Tất cả những nội dung này sẽ có trong Chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay, mời quí vị và các bạn cùng nghe:
- Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa gạo tăng giá, doanh nghiệp và nông dân phấn khởi.- Phát triển mô hình nuôi cá đặc sản.- Tăng cường kiểm tra giám sát và ngăn chặn tàu cá đánh bắt trái phép.
- Hạn chế thuốc bảo vệ thực vật để có sản phẩm an toàn.- Thường Xuân - Thanh Hóa: Xóa đói giảm nghèo từ giao đất, giao rừng.- Giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới.- Khai thác những đặc sản từ ruộng rươi.