Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, huyện Văn Quan có hệ thống sông suối dày đặc và phân bố khá đồng đều, được coi là "thủ phủ" của nghề nuôi thuỷ sản tại địa phương. Những năm gần đây, đặc sản cá lồng Văn Quan dần có tiếng trên thị trường bởi chất lượng ngon và sạch, là món ăn hấp dẫn với du khách thập phương.
Thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa nhưng với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối, phát triển thị trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản… Giải pháp nào thúc đẩy kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tiềm năng của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo?
Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.Khách mời tham dự Diễn đàn:- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương. Nhiều sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những tập tục, truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường, tỷ lệ các sản phẩm còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ.
Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương song tỷ lệ và tần suất xuất hiện các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống phân phối còn thấp. Tại Toạ đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” do Tạp chí Công Thương thực hiện, các chuyên gia cho rằng, các địa phương, doanh nghiệp cần có những giải pháp đồng bộ hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, có thể tham gia bền vững vào các hệ thống phân phối.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc kết nối, phát triển thị trường cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp để tạo lực đẩy cho sản phẩm khu vực này có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng tại thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian qua, việc triển khai các chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, cần có những định hướng, chính sách và hành động quyết liệt, phù hợp hơn để khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương thưc hiện.
Huyện Cần Giờ. TP.HCM có nhiều nông sản đặc sản nổi tiếng như yến sào, xoài cát, khô cá dứa... Song việc xây dựng thương hiệu cho các loại đặc sản này chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thật giả lẫn lộn, làm ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng. Chính vì vậy, để phát huy tốt giá trị thương hiệu đặc sản Cần Giờ, địa phương cần phải có cách làm mới.
Sáng nay 15/9, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin Công nghiệp thương mại (Bộ Công thương) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023”. PV Xuân Lan thông tin:
Hôm nay (29/4), Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) phối hợp với Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức "Đấu giá lô hàng cà phê đặc sản” đạt giải tại cuộc thi cà phê đặc sản năm Việt Nam 2023.