Theo ước tính, tăng trưởng kinh tế GDP của nước ta năm nay có thể đạt từ 2,5 đến 3%, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong bối cảnh các nước trên thế giới đều sụt giảm mạnh tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm vì tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Có thể nói, kết quả này đã cho thấy đóng góp của Chính phủ trong điều hành kinh tế năm nay, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và khơi thông dòng chảy kinh doanh. Tuy nhiên, nếu điểm tên các sự kiện thì dường như năm nay Chính phủ dồn toàn lực vào các giải pháp cấp bách để phòng chống dịch Covid-19, có phần lơi lỏng việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách dài hạn về môi trường kinh doanh.
Vốn đầu tư công năm nay không chỉ là vốn “mồi” mà đã trở thành nguồn lực chính thúc đẩy phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19. Chuyển biến này góp phần giúp tăng trưởng kinh tế nước ta năm nay có thể đạt mức tăng trưởng từ 2,5 đến 3% trong khi các nước đều suy giảm mạnh, thậm chí tăng trưởng âm. Mặc dù đã có nhiều giải pháp thúc giải ngân vốn đầu tư công nhưng tiến độ vẫn chưa đạt so với yêu cầu. Vậy cần chú trọng những giải pháp nào để tăng tốc độ giải ngân cho năm 2021? Đây là nội dung tiếp theo của loạt bài: Đầu tư công 2020 & câu chuyện giải ngân - Gỡ “nút thắt” tạo bước chuyển cho giai đoạn tới.
Đầu tư công 2020 và câu chuyện giải ngân - Gỡ “nút thắt” tạo bước chuyển cho giai đoạn tới”.- Hành vi côn đồ, thói vô cảm nhìn từ những vụ tai nạn giao thông gần đây.- Sự dịch chuyển địa chính trị sang châu Á-Thái Bình Dương và sự hồi sinh của nhóm Bộ Tứ.- Loạt bài “Đất chảy và thảm họa sạt lở núi ở miền Trung”, bài cuối “Tránh rủi ro từ sạt lở núi”.- Tổ chức thương mại thế giới kéo dài thời hạn thỏa thuận về trợ cấp đánh bắt cá.
Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đã được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm nay, các Bộ ngành, địa phương đã và đang đề ra nhiều giải pháp đột phá.
* Tiếp loạt bài: Đầu tư công 2020 & câu chuyện giải ngân - Gỡ “nút thắt” tạo bước chuyển cho giai đoạn tới.* Xây dựng văn hóa doanh nghiệp – nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững thời kỳ hội nhập.* Chuyên mục Chuyện thị trường: Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng hình thức bán hàng Online dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Nội dung chính:- Đầu tư công - biện pháp quan trọng góp phần tạo nên tăng trưởng 2020.- Cà phê doanh nhân: Doanh nhân Phan Quang Cường, Chủ tịch HĐQT CF Group chia sẻ về ước mơ thiết kế các thiết bị cảng biển “Made in Việt Nam”.
- Cơ quan chức năng cảnh báo nhà đầu tư rủi ro mất tiền khi tham gia sàn ngoại hối, chứng khoán quốc tế Forex, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.- Nhận định của chuyên gia về diễn biến cần chú ý trên thị trường nông sản thế giới.
- Chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân năm nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Bí thư Quân ủy Trung ương) chỉ đạo Quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn trong bối cảnh "tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường".- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 76.-2.300 đại biểu sẽ có mặt tại thủ đô Hà Nội tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10 trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10/12.- Bài toán khó cho các bộ ngành khi giải ngân vốn đầu tư công vay nước ngoài 11 tháng qua chưa đạt một nửa kế hoạch.- Đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Liên minh Châu Âu và Anh đạt bước đột phá quan trọng liên quan đến nghề cá.- Trung Quốc phát miễn phí 20 triệu nhân dân tệ (tức khoảng 3 triệu đôla Mỹ) tiền điện tử, nhằm đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số tại nước này.
- Thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch Việt Nam - Indonesia trong bối cảnh đại dịch. - Triển lãm ảnh báo chí thế giới mang cả thế giới đến với người dân Việt Nam.
- Thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.- Các địa phương đang chuẩn bị gì để thu hút đầu tư?- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về nội dung: “Chọn lọc dòng FDI chất lượng – Điều kiện cần và đủ”.
Đang phát
Live