
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Đại hội thi đua yêu nước Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giao HĐND quyết định thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.- Bão số 5 suy yếu thành áp thấp gây mưa lớn tại một số khu vực miền Trung. Cảnh báo xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở khu vực vùng núi, ngập úng vũng trũng thấp.- Nghị viện châu Âu ra Nghị quyết không công nhận chiến thắng của ông Lucasenco trong cuộc bầu cử tổng thống Bê-la-rút. Ngay lập tức Bê-la-rút lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nghị quyết này.- Tỷ lệ ủng hộ đối với nội các của tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide lên tới hơn 66%.
Xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, là vùng căn cứ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nơi đây đặt nhiều cơ quan trọng yếu của lực lượng ta, trong đó, có Đài Phát thanh Tiếng nói Nam bộ. Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Bằng luôn nỗ lực vươn lên. Không chỉ là địa phương đi đầu của huyện Thới Bình trong xây dựng nông thôn mới, Tân Bằng còn là xã vùng xa đứng trong tốp đầu của tỉnh Cà Mau trong phát triển kinh tế. Bài viết của phóng viên Trần Hiếu – thường trú tại ĐBSCL:
Khách mời: PGS, Tiến sỹ Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Khoa Luật – Đại Học Quốc gia Hà Nội; Bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.
Việc thực hiện công tác thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập bởi ảnh hưởng từ việc thu hồi đến lợi ích của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất. Trong đó, giá đất bồi thường, hỗ trợ chưa sát giá thị trường, nhiều trường hợp còn quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất.
Đất đai manh mún là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung và tích tụ đất đai, nhằm tăng quy mô ruộng đất và hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, nhưng so với yêu cầu vẫn bộc lộ không ít những bất cập. Vậy làm gì để tiến trình tập trung đất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nông dân, giúp nông dân tiến nhanh hơn trong sản xuất lớn và góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập hiện nay? Khách mời: ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam và tiến sỹ Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp sẽ cùng trao đồi về vấn đề này.
Tích tụ, tập trung đất đai là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp, tạo bước đột phá để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tập trung, tích tụ đất đai, hiện nay còn đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao nhưng không có diện tích đất đủ lớn để thực hiện.
Tròn 7 năm kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, một số kết quả được ghi nhận như bước đầu đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn khá phổ biến. Trong khi đó, Luật đất đai 2013 không thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật khác gây khó cho quá trình tổ chức thực hiện. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.
Thời gian qua, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách quan tâm đến quyền lợi của các hộ có đất bị thu hồi bước đầu tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên, do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, còn nhiều bất cập so với thực tiễn, cùng với nhận thức của bộ phận dân còn hạn chế dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn gặp không ít khó khăn.
- Đối thoại để giải quyết khiếu nại tố cáo - Những chuyển biến và hạn chế.- Bình Thuận chậm trễ trong giải quyết tranh chấp đất đai giữa người dân và doanh nghiệp.- Quy định của Pháp luật về bố trí nhân sự chủ chốt ở Công ty Cổ phần.
Đang phát
Live