
- Kẽ hở trong quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, nhìn từ vụ án Nguyễn Xuân Đường ở Thái Bình.- Đền bù khi thu hồi đất, những bất cập đặt ra.- Những quy định bất hợp lý ở TpHCM tách thửa cho người sử dụng đất.
Dù đã giải quyết được nhiều điểm vướng mắc của Luật Đất đai 2003, song sau gần 6 năm thực hiện, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập, không những gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình tổ chức thi hành mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Theo dự kiến chương trình, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Tuy nhiên, mới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 theo đề nghị của Chính phủ. Chính phủ đề nghị rút luật Đất đai khỏi chương trình kỳ họp 9 của Quốc hội. Đồng thời, đề nghị Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai theo quy trình, thủ tục rút gọn. Tại sao lại như vậy? Và có những điều chỉnh nào để những vướng mắc liên quan đến luật đất đai sớm được tháo gỡ cho đến khi Luật được sửa đổi, bổ sung?
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, thời gian qua việc công khai thông tin trong hoạt động quản lý, sử dụng đất đai đã được các địa phương triển khai thực hiện, bước đầu tạo ra sự minh bạch trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Tuy nhiên, còn nhiều địa phương chưa thực hiện, thực hiện chưa đầy đủ; nội dung, hình thức công khai chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật. Vậy cần phải có giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng này?
Ô nhiễm môi trường, rủi ro cháy nổ, quá tải hạ tầng, bộ mặt đô thị nhếch nhác đang là hàng loạt các vấn đề gây bức xúc, ảnh hướng tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Một trong những nguyên nhân là do các nhà máy, cơ sở sản xuất chậm được di dời ra khỏi nội đô. Thực trạng này diễn ra từ nhiều năm nay, và ngày càng gây ra nhiều hệ lụy. Nhưng giải pháp và quá trình tổ chức thực hiện còn rất chậm, đặc biệt là đối với những nhà máy, cơ sở sản xuất đang nằm trên những khu đất vàng. Khách mời là ông Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam và bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp tổng kết 10 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về khai thác sử dụng quặng Boxit Tây Nguyên.- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị đưa dự án luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2021.- Việt Nam và Trung Quốc bàn việc thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản giữa hai nước trước tác động từ dịch bệnh COVID-19.- Hôm nay, nước ta có thêm 6 ca mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi là 176.- Kết quả bầu cử sơ bộ tại Hàn Quốc, đảng Cầm quyền thắng lớn.
- Tình hình khiếu nại tố cáo về đất đai có giảm nhưng chưa hết nóng.- Vĩnh Phúc: Đối thoại trực tiếp giải quyết những khiếu nại tố cáo về đất đai.
- Lựa chọn hình thức tập trung, tích tụ đất đai phù hợp với thực tiễn.- Hà Nam: Hiệu quả mô hình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.
Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, đổ đất, san nền, buôn bán kinh doanh trên diện tích đất nông nghiệp đang là thực trạng khó giải quyết tại nhiều địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc. Mặc dù đã có nhiều biện pháp để xử lý nghiêm các trường hợp, tuy nhiên tình trạng hộ dân sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích vẫn tồn tại chưa thể xử lý triệt để.
Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội, nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật? Làm sao để không còn tình trạng tham nhũng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Bàn luận vấn đề này, khách mời là GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.
Đang phát
Live