Những chương trình thiện nguyện đồng hành cùng người bán vé số ở Cần Thơ vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19- Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ, làm sao để quy chế mới đảm bảo tính thực tế và hiệu quả?
Thông tư 18 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ vừa ban hành được kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước, phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch nhằm tạo lập niềm tin của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng quy chế mới có cải tiến, nhưng có những dễ dãi vì hạ thấp chuẩn làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ, thậm chí quy chế mới vấp phải sự tranh cãi quyết liệt giữa các nhà khoa học. Trước những băn khoăn đó, GS.TS Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam sẽ chia sẻ về nội dung này.
Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ vừa được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành, có nhiều cải tiến, nhưng cũng có những “dễ dãi”.- Mô hình “vườn ươm” côn trùng, bảo vệ mùa màng không dùng thuốc trừ sâu ở Pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thường trực giữa Chính phủ với 27 địa phương phía Nam về công tác phòng, chống dịch COVID-19.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Trong đó kịch bản lạc quan nhất, dịch kiềm chế được trong tháng 8 thì GDP năm nay có thể đạt 6,2%.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án các môn thi trắcnghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang ở giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ ba.- Taliban và chính phủ Afganistan gấp rút đàm phán hòa bình nhằm ngăn ngừa một cuộc nội chiến.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, song hầu hết các doanh nghiệp vẫn tập trung duy trì sản xuất ổn định. Cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh kêu gọi người dân không nên đổ xô đi mua hàng tích trữ, lượng hàng hóa tại các hệ thống phân phối luôn được bổ sung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Hiện nay, trên cả nước có hàng trăm trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng với hàng chục nghìn giảng viên tham gia đào tạo. Ngoài các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng đóng tại trung tâm thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đều có các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh, thành lân cận. Và các Trường Đại học trên địa bàn các tỉnh, thành đang làm gì để nâng nâng cao chất lượng đào tạo? Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ nguồn nhân lực đào tạo ngay tại địa phương? Cùng tìm hiểu mô hình đào tạo tại Trường Đại học Thái Bình, tỉnh Thái Bình với trao đổi của TS Trần Thị Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình và ông Vũ Đức Đông, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Công ty CEO Thái Bình Holding.
Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo từ xa được coi là bước chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động bồi dưỡng, trau dồi, lan tỏa kiến thức để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Việc cập nhật kiến thức, công nghệ và các giải pháp mới để tiếp cận học tập và trang bị kiến thức thành công đã “chắp cánh” cho rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp khởi đầu sự nghiệp và mang lại thành công, cho doanh nghiệp- Với việc cập nhật kiến thức “mọi lúc, mọi nơi” thông qua hình thức trực tuyến và có tính kế tiếp ở nhiều trường đại học hiện nay và nhiều trường hợp kết nối “xuyên biên giới” cũng là cách trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng, giúp các doanh nhân định hướng chiến lược, lường trước rủi ro và có cách thức vượt qua thách thức đại dịch. Công nghệ đã kết nối các ý tưởng khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp với nhau khá thành công. Chương trình Khởi nghiệp bàn chủ đề: “Đào tạo từ xa – kết nối doanh nhân khởi nghiệp lại gần”. Khách mời của chương trình là TS. Bùi Kiên Trung, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Doanh nhân Phan Quang Cường, Chủ tịch CTCP CF Group.
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ Đề án thí điểm đào tạo, đào tạo lại lao động, gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19, với tổng chi phí gần 800 tỷ đồng. Đây không phải lần đầu vấn đề đào tạo lại lao động mới được nhắc tới. Trước đó, Bộ Lao động Thương binh và xã hội đề xuất trích 6.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lao động bị mất việc, có nguy cơ mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng đến nay chưa thực hiện. Làm sao để triển khai và sử dụng nguồn ngân sách này hiệu quả?
- Đổi thay trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ. -Phỏng vấn Thượng tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân về nhiệm vụ hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển. - Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam.
- Thiết bị Drone phun thuốc trừ sâu có an toàn, tiết kiệm như quảng cáo?. - Khó khăn khi kiểm soát chăn nuôi không kháng sinh. - Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam + Đổi thay trên đảo tiền tiêu Bạch Long Vĩ. +Vùng 4 Hải quân hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển. + Câu hỏi tìm hiểu biển đảo Việt Nam
Đang phát
Live