Trong nhiều năm qua, trong nền khoa học nước nhà, nhiều công trình của các nhà khoa học nữ của Việt Nam được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đối với giới khoa học quốc tế. Đồng thời những công trình khoa học này đã tích cực hỗ trợ cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển của nền khoa học của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Cùng nghe câu chuyện về nhà khoa học nữ-Tiến sĩ Đào Kim Nhung-người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
- Hãy cùng nhau góp nhặt yêu thương – lan toả tinh thần thiện nguyện.- Tiến sĩ Đào Kim Nhung - người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.
- Bài học về công tác cán bộ nhìn từ thành phố Hồ Chí Minh: Cấp ủy có mờ nhạt vai trò?- Sách Tiếng Việt lớp 1 - Cánh Diều: Nên thay thế hay chỉ chỉnh sửa?- Nước Pháp rúng động vì vụ khủng bố Hồi giáo cực đoan.- Tình trạng mưa lũ, nước ngập khiến người dân ở Hậu Giang lao đao.- Nhiều gia đình tại TPHCM "ngại" sinh con thứ 2 vì áp lực cuộc sống.- Iran đẩy mạnh chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thời gian qua, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương có nhiều biện pháp tăng cường phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, những kiến thức cơ bản, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta và Luật Biển Quốc tế; những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong nhân dân, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm kiên cường bám biển phát triển kinh tế. Mặc dù đã có nhiều kết quả đối với tuyên truyền biển, đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân song vẫn còn một bộ phận ngư dân vì lợi ích trước mắt nên cố tình tổ chức, tham gia các hoạt động khai thác hải sản trái phép, đánh bắt sai tuyến, vi phạm vùng biển nước ngoài v.v… Cần đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo và pháp luật biển như thế nào để ngư dân bám biển khai thác hải sản đúng quy định pháp luật góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề: “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân”. Các vị khách mời tham gia chương trình là Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT
- Những cột mốc tâm linh ở Trường Sa.- Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Trường Sa.- 5 câu hỏi tìm hiểu biển đảo Việt Nam
Những ý kiến trái chiều về nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo kiểm tra, có phương án xử lý phù hợp trước những phản ánh tiêu cực về sách giáo khoa lớp 1 mới. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đào tạo trong việc lựa chọn bộ sách Cánh diều cho chương trình giảng dạy. BTV Hải Quân ghi lại ý kiến của một số chuyên gia, nhà giáo dục về vấn đề này.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Hồ CHí Minh của Hội Nông dân Việt Nam.- Ông Nguyễn Văn Nên – Chánh văn phòng TƯ Đảng được Bộ Chính trị giới thiệu bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020-2025.- Bão số 6 vừa tan, Biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới mới.- Thủy điện Sơn La chính thức cán mốc sản lượng phát điện 100 tỷ KWh, sau 10 năm vận hành.- Triều Tiên ra mắt một mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoàn toàn mới.- Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ lần đầu tiên có lãnh đạo là nữ giới.
Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xuất hiện những hiện tượng mang màu sắc tôn giáo có tên gọi “Giê Sùa” và “Bà cô Dợ”. Lợi dụng đời sống của bà con người Mông còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa bàn sinh sống không tập trung... các đối tượng xấu ở nước ngoài đã đẩy mạnh tuyên truyền về tà đạo "Giê Sùa" và "Bà cô Dợ"- hình thức biến tướng của Tin lành với bản chất là mê tín dị đoan, hoang đường, xuyên tạc Kinh thánh, lợi dụng vấn đề tôn giáo để tuyên truyền, lôi kéo người tham gia hoạt động lập "Nhà nước Mông". Vậy đây có phải là “tôn giáo” mới dành riêng cho người Mông ở các bản làng của tỉnh Điện Biên? Sự thật về tà đạo “Giê Sùa" và “Bà cô Dợ” ở Điện Biên là như thế nào? Nội dung này sẽ có trong Đời sống Tôn giáo.
- Mưa lũ diễn biến phức tạp, hàng chục nghìn học sinh các tỉnh miền Trung phải nghỉ học do ảnh hưởng bởi mưa, lũ. Tỉnh Quảng Trị họp khẩn trong đêm qua tìm cách cứu hộ 28 thuyền viên gặp nạn trên biển, trong đó có 12 thuyền viên tàu Vietship 01 bị ảnh hưởng lũ lớn có nguy cơ lật úp.- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn chấn chỉnh công tác tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy và trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2020.- Ủy ban an ninh hàng không vừa đề nghị làm rõ vụ dây điện sân bay Cát Bi, Hải Phòng bị kẻ gian cắt trộm. Đây là vụ việc vi phạm nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp đến công tác bảo đảm an toàn hàng không và không phải là lần đầu.- Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phá vỡ âm mưu bắt cóc Thống đốc bang Michigan.- Ít nhất có 13 người bị thương và hơn 40 người đang đợi cứu hộ trên nóc nhà trong vụ cháy 1 tòa nhà 33 tầng tại Hàn Quốc.
- Thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch.- Ông Triệu Nguyên Minh, 89 tuổi, ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: “Người giữ lửa, truyền lửa văn hóa Dao”.- Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 11 giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020.
Đang phát
Live