
“Gia tăng bất ổn” là cụm từ được các chuyên gia mô tả về tình hình bán đảo Triều Tiên năm 2022. Ở thời điểm cuối năm và ngay những ngày đầu năm mới, các quốc gia trong khu vực liên tiếp có động thái cho thấy nỗ lực củng cố quốc phòng chưa từng có. Nhật Bản, Hàn Quốc đều có quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, trong khi Triều Tiên “đánh tiếng” về những mục tiêu mới nhằm củng cố hơn nữa sức mạnh quân sự trong năm tới. Những động thái này báo hiệu một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến bán đảo Triều Tiên có nguy cơ tăng nhiệt trong năm 2023 này.
- Cán bộ chiến sĩ Cảnh sát biển: Trách nhiệm, tận tâm, cống hiến - Kiến thức cho ngư dân và tàu cá ra khơi khi có gió mùa - Thuỷ sản về đích với giá trị xuất khẩu 11 tỷ đô la Mỹ
Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước xác định giảm quy mô tần suất kiểm toán để tập trung nâng cao chất lượng kiểm toán, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kế hoạch kiểm toán được xây dựng với 129 nhiệm vụ, giảm 49 nhiệm vụ so với kế hoạch kiểm toán năm 2022.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng - an ninh. Trước đó, Đạo luật đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua với tỷ lệ ủng hộ cao từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Được đánh giá là văn bản quan trọng có vai trò định hướng chính sách quốc phòng của Mỹ hàng năm, Đạo luật đang gợi mở những bước đi chiến lược nào của Mỹ, đặc biệt đối với các đối thủ hàng đầu là Nga và Trung Quốc? Nhà báo Trần Thanh Tuấn – Thông tấn xã Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Phim dài tập mới của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng mang tên “Mẹ ác ma, cha thiên sứ” đã lên sóng trong tháng 12. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại với phim truyền hình của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng sau thời gian thành công bên địa hạt điện ảnh với Bố già, Khi con là nhà, Hotboy nổi loạn 2…“Mẹ ác ma, cha thiên sứ” khai thác câu chuyện đời thường của gia đình Việt Nam với những mâu thuẫn trong việc giáo dục con cái, sự vất vả của người phụ nữ khi muốn cân bằng cả việc chăm sóc gia đình lẫn sự nghiệp. Với độ dài 22 tập cùng lớp nhân vật đa dạng, “Mẹ ác ma, cha thiên sứ” quy tụ dàn sao nổi tiếng qua nhiều thế hệ, quen mặt với khán giả xem truyền hình như: Minh Hằng, Huy Anh, NSƯT Công Ninh, Thanh Thuỷ, Trung Dân, Jun Vũ, Khả Như, Emma Lê…
Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022.- Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.- Giá trái cây miền Tây Nam bộ giảm sâu, mít Thái chỉ còn 4 nghìn đồng một kg vẫn khó tiêu thụ.- Số người nghiện trong cả nước đã tăng đến 60% trong 10 năm, từ 2009 đến 2019.- Đảng cầm quyền Campuchia chính thức chọn con trai ông Hun Sen là ứng cử viên thủ tướng tương lai của nước này.- Trung Quốc lên án mạnh mẽ đạo luật Tân Cương do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành.- Số ca mắc Covid 19 mới của thế giới 24 giờ qua đã chạm mốc gần 1 triệu ca.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là một việc vô cùng quan trọng nhằm xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam vừa “hồng” vừa “chuyên”. Thế nhưng, thời gian qua hoạt động giáo dục ở một số địa phương chưa phong phú, còn mang tính áp đặt hay hình thức, kiểu phong trào. Còn có biểu hiện lệch lạc về phẩm chất đạo đức, lối sống; đáng ngại nhất là tình trạng bạo lực học đường, tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu nhi vẫn còn diễn biến phức tạp. Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1895 phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030. Với những mục tiêu cụ thể, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động “dạy người”, cân bằng với việc “dạy chữ”, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: Gieo yêu thương, gặt nhân cách.- Hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc Nùng Dín.
Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới việc dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo trên cả nước. Nhiều thầy cô giáo, học sinh nhiễm COVID-19, các trường học phải phong tỏa, cách ly cả giáo viên, học sinh ngay tại trường… Với trách nhiệm đảm bảo quyền được học tập, các thầy giáo, cô giáo, nhà quản lý, học sinh các cấp, phụ huynh… đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng với việc dạy học linh hoạt trong bối cảnh mới, đảm bảo an toàn sức khỏe. Quá trình “thay đổi để thích ứng” trong dạy và học đã bộc lộ nhiều bất cập, ngành giáo dục- đào tạo cầu thị, tiếp thu và có nhiều điều chỉnh phù hợp thực tiễn, xã hội chung tay hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ năm học và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Một yêu cầu đang đặt ra hiện nay là nhu cầu lao động có kĩ năng sẽ tăng cao, trong khi nhu cầu với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp sẽ giảm. Do vậy, để tái cấu trúc nền kinh tế trong gian đoạn 2021-2025, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh việc hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số, các doanh nghiệp phải chú trọng đến chiến lược và lộ trình phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, phải gắn kết, đồng hành với hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo bồi dưỡng nhân lực có kỹ năng nghề.
Đang phát
Live