Trong những ngày gần đây, khi số ca mắc Covid 19 gia tăng trở lại, hàng chục địa phương trong cả nước đã phải “đổi màu” nâng cấp độ nguy cơ trong phòng chống dịch. Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid 19 diễn ra mới đây, các thành viên Ban chỉ đạo cũng nhận định, dịch đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, các địa phương cần chuẩn bị các phương án ứng phó, không để dịch bệnh bùng phát lần nữa. Rõ ràng, chúng ta đã xác định sống chung với Covid 19 như tinh thần Nghị quyết 128 về Thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid 19, vì vậy, công tác phòng chống dịch hiện nay cần có sự chủ động về các biện pháp ứng phó ra sao để không rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, tránh sự cứng nhắc, máy móc trong phòng chống Covid 19?
Dịch bùng phát trở lại: Không để bị động trong ứng phó- Thị trường lao động: Những tín hiệu phục hồi- Phụ huynh căng thẳng vì con học online- Thực tế tại TP HCM- Nga – Belarus thúc đẩy hội nhập
Chiều nay, Bộ GTVT cùng UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo về kế hoạch bàn giao khai thác vận hành Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Lễ bàn giao chính thức sẽ diễn ra vào sáng thứ 7 (ngày 6/11 tới) và đi vào vận hành ngay.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay có chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn” với khách mời là bà Phạm Ngọc Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Ông Kang Byung Joo –Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 17 năm với gần 110.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Chương trình đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Đến nay, khoảng trên 70.000 lượt người lao động tham gia chương trình này đã về nước. Đây là nguồn lao động tốt cho các doanh nghiệp trong nước nói chung, và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Để nắm rõ hơn về chính sách và quy định hỗ trợ, phát huy lợi thế của nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của Hàn Quốc này, chương trình hôm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức chương trình với chủ đề: “Các chính sách và quy định liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài về nước đúng thời hạn”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp.- Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.- Sau 10 năm xây dựng, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ chính thức vận hành thương mại từ 6/11 này.- Mỹ và Iran ấn định trở lại đàm phán thỏa thuận hạt nhân vào ngày 29/11.- Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) với chủ đề Loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, trong đó có than đá ra khỏi đời sống xã hội.
Sau nhiều tháng tạm ngưng sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh thì nay các doanh nghiệp ở Bình Dương đã trở lại hoạt động và tăng cường tuyển dụng lao động cho đơn hàng cuối năm. Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn “cung” không đáp ứng “cầu” nên doanh nghiệp phải tung nhiều “chiêu” để thu hút lao động.
Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam- Đây là thông điệp chính của hai báo cáo về đổi mới sáng tạo được công bố tại sự kiện do Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức hôm nay (03/11), tại Hà Nội.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, kể từ ngày mai đến mùng 6 tháng 11, miền Bắc trời nắng ráo, nhiệt độ ngày tăng lên trên 25 độ C. Từ ngày mùng 7-8/11, các tỉnh Bắc Bộ cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ xảy ra rét diện rộng với nhiệt độ trung bình ngày có thể thấp dưới 20 độ C.
Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc dự báo cuối mùa lũ tính đến ngày 30/11 ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2020.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)