Thạc sĩ Phạm Hồng Thơm - Giám đốc Công ty Cơ khí và Tự động hóa Tân Phước Đông (ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang), người đã nghiên cứu, sáng chế nhiều sản phẩm được nhiều thị trường đón nhận, giúp cho anh gặt hái được nhiều thành công bước đầu trên hành trình khởi nghiệp. Trong chương trình hôm nay, Biên tập viên Mai Hồng giới thiệu về chân dung Thạc sĩ, một Giám đốc trẻ thích nghiên cứu, sáng chế và dám nghĩ dám làm.
Trước khi đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Lê Khả Phiêu là một chiến sỹ, cán bộ trưởng thành từ công tác chiến đấu ở các chiến trường, từ miền bắc, miền Trung, miền Nam và ở chiến trường Cam-pu-chia. Sau đó lại đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nên trong lòng nhiều quân nhân, khi nghĩ về đồng chí Lê Khả Phiêu, luôn đầy ắp tình cảm với người đồng đội, vị chỉ huy tài đức, sáng suốt, giản dị, chân thành mà sâu sát. Ghi chép của phóng viên Nguyên Nhung:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng trao thưởng 15 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2019.- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự và phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.- Nước ta ghi nhận thêm 3 ca mới mắc Covid-19. Các địa phương tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.- Pháp ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong ngày cao nhất từ khi gỡ phong tỏa, khiến người dân lo ngại về làn sóng dịch thứ 2.- Nga thông báo giá xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 ít nhất là 10 đô la Mỹ cho 2 liều.- Bài bình luận: "Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt – càng gỡ càng rối”
Trước diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, nhất là liên quan đến ca bệnh 867 vừa được phát hiện mà không truy tìm được nguồn gốc lây bệnh, Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm quy định phân luồng, phân tuyến, tổ chức khám sàng lọc, cách ly ngay những trường hợp có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19. Tin của phóng viên Đài TNVN.
- Singapore thực hiện nhiều biện pháp mới phòng chống Covid-19.- Xu hướng du lịch cộng đồng tại Thái Lan.
Trong một buổi trả lời phỏng vấn hãng tin CNN của Mỹ, Bộ trưởng phòng vệ Nhật Bản Kono Taro cho rằng, hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông nhằm thay đổi hiện trạng có thể sẽ gặp những phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế. Tin của Bùi Hùng, phóng viên thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.
Như chúng tôi đã thông tin trong các chương trình Theo dòng Thời sự trước, việc hàng loạt công trình xây dựng sai phạm tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay. Việc xây dựng không phép, sai phép hoặc tự ý điều chỉnh quy hoạch dự án đang gây bức xúc trong nhân dân, phá nát quy hoạch và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của những đô thị này. Thậm chí, có những công trình xây dựng sai phép, đến mức Thủ tướng chỉ đạo xử lý nhiều lần nhưng vẫn không được giải quyết. Vấn đề đặt ra là: Những sai phạm đó là do lỗ hổng của pháp luật hay do lợi ích nhóm?. Bài 3 của loạt phóng sự “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm” do các phóng viên Thành Trung và Hoàng Dương thực hiện sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi này.
Từ ngày 11 - 15/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm một loạt nước Trung và Đông Âu gồm: Séc, Slovenia, Áo và Ba Lan. Đây là chuyến công du nước ngoài thứ 3 của ông Pompeo, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm ngoái. Trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang ngày càng phức tạp hay sự ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc đang ngày càng lớn tại khu vực Trung và Đông Âu, chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ được cho là nhằm tìm kiếm một bầu không khí thân thiện hơn với khu vực này. Chính quyền Mỹ thực sự tính toán gì với chuyến thăm lần này của Ngoại trưởng Pompeo? Liệu các nước Trung - Đông Âu sẽ đón nhận “tình cảm” này của Washington như thế nào? Trao đổi với phóng viên Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Hải Đăng - Thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc theo dõi khu vực Đông Âu.
- Cảnh giác với những hoạt động núp bóng tự do xuất bản để chống phá Nhà nước Việt Nam.- Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở một số địa phương đang dần cải thiện.- Phần 3 của loạt bài: “Sai phạm trong hoạt động xây dựng: Lỗ hổng pháp luật hay do lợi ích nhóm”.- Phân tích về chuyến thăm Trung - Đông Âu của Ngoại trưởng Mỹ.- Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đang ở mức thấp.- Nga là nước đầu tiên có vắc-xin ngừa Covid-19 - “Ánh sáng” cuối đường hầm trong cuộc chiến chống đại dịch.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live