Từ ngày 1/1/2021, khi Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực, các công ty có chức năng đòi nợ thuê sẽ chấm dứt hoạt động, bởi theo quy định của Luật, “đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ" nằm ở danh mục ngành nghề cấm. Luật đã quy định là vậy nhưng không ít người dân vẫn lo lắng sự biến tướng của hình thức này. Cần kiểm soát thế nào để luật được thực thi tốt nhất? Người dân có nhu cầu đòi nợ chính đáng thì làm thế nào để đúng pháp luật? Chúng tôi bàn về câu chuyện này với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Đoàn Luật sư HN.
Trong những phần trước của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích và chỉ rõ sự phi lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khái niệm Tứ Sa mà nước này đã công bố và đưa vào thực thi. Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế thông qua các công cụ ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục các hành động phi pháp của mình cả trên thực địa, cũng như bằng các biện pháp hành chính, pháp lý. Trong phần cuối của loạt bài này, chúng tôi đề cập những tính toán sâu xa núp sau chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc với mục tiêu thôn tính và độc chiếm biển Đông.
Trong bài thứ 2 của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc”, chúng tôi đã phân tích sự phi lý và không phù hợp với cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang sử dụng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nước trên thế giới gửi công hàm trình LHQ phán đối hành động phi lý của Trung Quốc. Nhìn lại năm 2020, cuộc tranh luận công hàm về Biển Đông được Malaysia khởi xướng sau khi nước này trình Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) công hàm vào ngày 12/12/2019 để thông báo bổ sung về việc phân định thềm lục địa của nước này ở Biển Đông. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Mỹ, Australia, Indonesia, Anh, Pháp và Đức…. đã trình lên LHQ hơn 20 công hàm và công thư. Thực tế này cho thấy những diễn biến tại Biển Đông giờ đây không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà của cả thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất, ngoài công hàm của Trung Quốc, tất cả các công hàm còn lại đều bác bỏ cũng như phản đối các yêu sách về Tứ Sa mà Trung Quốc đưa ra. Trong bài 3, chúng tôi làm rõ vì sao các nước đồng loạt gửi công hàm, công thư trình lên LHQ, lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc.
Không thể hóa giải bất đồng, chính phủ chia rẽ tại Israel đã sụp đổ sau khi quá thời hạn chót mà các bên không thể thông qua được gói dự thảo ngân sách. Bởi theo quy định, nếu dự thảo ngân sách không được thông qua, Israel sẽ phải tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 3 năm tới. Quốc hội Israel cũng đã giải tán để mở đường cho cuộc bầu cử tiếp theo. Với diễn biến mới nhất, cuộc khủng hoảng chính trị tại Israel tiếp tục kéo dài khi phải tổ chức tới 4 cuộc bầu cử chỉ trong vòng 2 năm. Phóng viên Ngọc Thạch Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích cụ thể về cuộc khủng hoảng chính trị tại Israel hiện nay.
Trong bài đầu tiên của loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông: Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phát sóng hôm qua, chúng tôi đã phân tích rõ chiến lược Tứ Sa của Trung Quốc thực chất là sự tiếp nối của Đường 9 đoạn, nhưng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Bởi vì, thông qua chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đồng thời đòi hỏi yêu sách chủ quyền với 4 nhóm đảo mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư đảo và yêu sách vùng biển thậm chí rộng hơn cả Đường 9 đoạn. Đây tiếp tục là bước đi nhằm hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có cố tình mập mờ cũng không thể thay đổi được thực tế rằng yêu sách trên Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra dựa trên chiến lược Tứ Sa là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Trong bài 2 với tiêu đề “Sau đường 9 đoạn, Trung Quốc tiếp tục đuối lý về chiến thuật Tứ Sa”, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể vấn đề này qua những ý kiến đa chiều của các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
Đợt không khí lạnh tràn về, thời tiết Hà Nội lạnh tê tái cũng là lúc các nhóm thiện nguyện mang món quà trao đến người vô gia cư, người lao động vẫn đang phải mưu sinh. Những nơi họ đến, mùa đông bỗng trở nên ấm áp.. Mời quý vị và các bạn cùng tham gia hành trình mang hơi ấm trong đêm đông giá rét qua phóng sự của phóng viên Kim Thanh, Gia Linh:
Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 05 của Hội nghị trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Đáng chú ý là tốc độ tăng năng suất lao động nước ta đã cao hơn các nước ASEAN-6, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, nâng cao tay nghề, cải thiện năng suất lao động chính là yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đưa đất nước phát triển bền vững. Chuyên mục Vì một Việt nam hùng cường” hôm nay phóng viên Bích Ngọc đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Từ vụ Liên Kết Việt – bài học trong quản lý kinh doanh đa cấp.- Quan hệ Nga – Mỹ đối diện tương lai u ám.- Loạt bài: Du lịch vùng Đông Bắc thời đại dịch - Bài 1 nhan đề: Covid-19, nỗi ám ảnh của người làm du lịch.- Cần Thơ: Đồng bào Công giáo tích cực làm từ thiện bác ái.- Trung Quốc công bố Sách Trắng về năng lượng trong thời đại mới
Một trong những diễn biến vô cùng đáng quan tâm tại Biển Đông năm 2020, là việc Trung Quốc bằng mọi cách hiện thực hoá khái niệm “Nam Hải Chư Đảo”, còn gọi là Tứ Sa. Với chiến lược Tứ Sa, Trung Quốc đã lồng ghép cả khái niệm nội thủy và lãnh hải, khiến tính chất của Tứ Sa nguy hiểm hơn hẳn so với cái gọi là Đường Lưỡi bò 9 đoạn trước đây, bị cộng đồng quốc tế bác bỏ. Và đây cũng là lý do khiến nhiều quốc gia trình hơn 20 Công hàm lên LHQ trong suốt năm 2020 phản đối mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Từ góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước, nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt bài “Cuộc tranh luận công hàm tại LHQ về Biển Đông:Chiến lược Tứ Sa và những tính toán nguy hiểm của Trung Quốc” phân tích rõ sự nguy hiểm của chiến lược Tứ Sa mà Trung Quốc đang áp dụng tại Biển Đông; lý giải vì sao cộng đồng quốc tế ngày càng cảnh giác trước những tính toán của Trung Quốc. Bài đầu tiên của loạt bài có nhan đề “Hiện thực hoá chiến lược Tứ Sa: Bước đi đánh tráo khái niệm nguy hiểm mới trên Biển Đông”.
Vụ việc trường Đại học Đông Đô đào tạo chui và cấp bằng giả văn bằng 2 ngôn ngữ Anh tiếp tục nóng lên khi mới đây, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cho biết: Trong số hơn 200 người được cấp văn bằng 2 ngôn ngữ 2 của trường này, đã làm rõ 193 người được cấp bằng không qua đào tạo. Viện kiểm sát nhân dân Tối cao yêu cầu đơn vị chủ quản xử lý trách nhiệm đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp này. Nhiều ý kiến chuyên gia, các đại biểu quốc hội nêu quan điểm: không chỉ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong vụ việc này mà cần phải công khai danh tính 193 người "mua bằng" của Đại học Đông Đô, có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng để tạo sự răn đe. Mục Tiêu điểm ngay sau đây, BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)