
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 22 về đánh giá học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thông tư này có nhiều điểm mới trong đánh giá kết quả học tập của học sinh và được các giáo viên, nhà quản lý nhận định là tiến bộ, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời sẽ hạn chế được tâm lý “môn chính, môn phụ” trong dạy và học.
Hội thao Quân sự Quốc tế lần thứ 7 Army Games 2021 do Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chủ trì tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 22/8 đến ngày 4/9. Đây là lần thứ 4, Quân đội nhân dân Việt Nam cử các đội tham gia.. Thiếu tướng Alexander Peryazev, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Trưởng ban trọng tài Army Games 2021 đánh giá cao sự chuẩn bị của đoàn Việt Nam.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế khu vực biên giới.- Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư- Quan điểm mới, chính sách mới.
Những con đường xẻ qua rừng, những quả đồi bị san ủi để thực hiện các dự án điện gió. Chưa có đánh giá tổng thể về tác động môi trường, nhưng hàng chục dự án điện gió tại huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã ồ ạt thi công. Thực tế này gây ra không ít lo lắng đối với chính quyền và người dân địa phương, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, môi trường.
Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 của gần 981.800 thí sinh. Qua các biểu đồ này, người dân, nhà quản lý giáo dục phần nào đánh giá được tình hình học tập của thí sinh, mức độ khó dễ của đề thi. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để thí sinh tham khảo trong việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 có 24.318 điểm 10. Trừ Lịch sử và Ngoại ngữ, đỉnh phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 của 7 môn đều lệch với mức điểm trên trung bình. Trong đó, môn có số lượng bài thi đạt điểm 10 nhiều nhất là Giáo dục công dân với gần 18.700 bài. Số thí sinh có điểm dưới trung bình nhiều nhất là môn Lịch sử và Ngoại ngữ. Cả nước có hơn 1.200 bài thi điểm liệt. Trước sự ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 đến quá trình dạy học của các trường phổ thông, đặc biệt khóa học sinh lớp 12 năm nay đã 2 năm bị khoảng thời gian tạm dừng đến trường, phổ điểm của các môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021 so với các năm trước có gì thay đổi? Liệu kết quả đó có phản ánh đúng thực tế dạy và học? Chuyên gia giáo dục là Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT, Bộ GD&ĐT và TS Lê Thống Nhất – Hệ thống Bigshool – hai trong số những chuyên gia dự Tọa đàm tư vấn, phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 bàn luận về vấn đề này.
Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?
Vì sao lại tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục?- Những bức tường rêu phong, cũ kĩ tại nhiều tuyến phố Hà Nội đã được khoác áo mới với những bức tranh cổ động, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19.- Những phóng viên “lên tầng cao, xuống hầm sâu” gắn bó với vùng than, với người thợ mỏ tại Quảng Ninh
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ, trong đó có 2 ứng viên Phó thủ tướng là ông Lê Minh Khái và ông Lê Văn Thành.- Cứ 4 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp được hưởng “trái ngọt” từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này vẫn còn ở mức rất thấp. Chính phủ và các bộ ngành cần sớm tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề này.- Đã có 10 người chết trong các vụ cháy nghiêm trọng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong tuần đầu tháng 4. Sự việc một lần nữa cho thấy lỗ hổng lớn trong công tác phòng cháy chữa cháy, đó là thực trạng không có lối thoát hiểm tại các ngôi nhà ống hiện nay. - Indonesia xây trụ sở cụm tác chiến hải quân trên quần đảo Natuna - đề phòng các tình huống xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên Biển Đông.- Singapore nghiên cứu tế bào T chống virus SARS-CoV-2
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên. Trong đó, không chỉ khiến thầy cô "xáo động" về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, chuyện nâng hạng, tụt hạng mà những văn bản mới này của Bộ còn gây bất ngờ khi ở từng hạng giáo viên lại có riêng tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể, trong quy định mới nhất về chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ GD&ĐT quy định có 3 hạng chức danh và giáo viên thứ hạng cao có tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cao hơn thứ hạng thấp. Mặc dù đạo đức nhà giáo là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giáo viên, song việc định từng tiêu chí đạo đức cho từng phân hạng giáo viên đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
Theo thông báo của Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ đánh giá hiệu quả của các vaccinne trong nước để ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, đặc biệt đối với biến thể của virus SARS CoV-2.
Đang phát
Live