Hôm nay (10/5) là thời hạn chót phiên thảo luận bổ sung giữa các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm thống nhất nội dung Hiệp ước toàn cầu về đại dịch để thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2024 của Đại Hội đồng Y tế thế giới diễn ra vào cuối tháng này. Trong bối cảnh giờ G sắp điểm, song bất đồng giữa các bên vẫn chưa được giải quyết khiến dư luận lo ngại Hiệp ước toàn cầu về đại dịch một lần nữa lại lỡ hẹn.
194 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới đã tập trung tại Geneva, Thụy Sĩ để tham gia vòng đàm phán cuối cùng về hiệp ước toàn cầu mới phòng chống đại dịch tương lai. Mục tiêu của cuộc họp kéo dài 1 tuần này là đạt được thỏa thuận trước hội nghị thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới diễn ra vào ngày 27/5. Tuy nhiên, thời gian đang dần cạn kiệt và các bên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Truyền thông Iran hôm qua (21/4) đã bác bỏ thông tin nói rằng nước này và Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp về một số vấn đề, trong đó có thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 .
Cuộc đàm phán ngừng bắn và trao đổi con tin gián tiếp giữa Israel và lực lượng Hamas, đang diễn ra ở Qatar, vẫn chưa thể đạt tiến triển, bất chấp sức ép lớn từ quốc tế được tạo ra cho 2 bên. Tình hình Gaza được cảnh báo sẽ thảm khốc hơn khi Israel tuyên bố vẫn tấn công khu vực Rafa đông dân cư còn lại cuối cùng ở Gaza, dù có hay không sự hỗ trợ của Mỹ. Thế giới vẫn chỉ biết đẩy mạnh viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza ở thời điểm khó khăn này.
Ngày 23/1, trên trang cá nhân của mình, Thủ tướng Hungary Vích-to Ô-ban (Viktor Orban) đã thông báo ông gửi lời mời người đồng cấp Thụy Điển tới Bu-đa-pét (Budapest) để thảo luận về nỗ lực gia nhập NATO của quốc gia Bắc Âu này, vốn cần sự chấp thuận của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông ( COC) và đẩy nhanh việc sớm ký kết COC hiệu quả và thực chất. Đây là những khẳng định được đưa ra trong Tuyên bố Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia từ ngày 05-07/09.
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ thăm cán bộ, nhân viên ĐSQ và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Indonesia.- Việt Nam và Trung Quốc đàm phán vòng 16 về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.- Mưa lũ kéo dài gây thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng và tài sản của người dân tại nhiều địa phương.- Chỉ số giá gạo thế giới tháng 7 tăng lên mức cao kỷ lục trong gần 12 năm qua.- Australia phản ứng tích cực trước quyết định của Trung Quốc về việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu lúa mạch từ nước này kể từ ngày mai.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này mà “không cần điều kiện tiên quyết”. Lập trường đưa ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên lần thứ 2 trong năm nay phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng nhiên liệu rắn.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu Giôn Ke-ri (John Kerry ) và người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa hôm nay (17/7) đã khởi động cuộc đàm phán sâu rộng về vấn đề khí hậu. Chống biến đổi khí hậu đang trở thành mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ - Trung, khi hai bên đều muốn gây áp lực lên nhau để giảm phát thải.
“Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực là nền tảng để biến ASEAN thành Tâm điểm Tăng trưởng. ASEAN cần phải giữ cho Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Masurdi đưa ra tại phiên khai mạc Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị.
Đang phát
Live