Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các FTA & những yêu cầu đặt ra.- Bước lùi trong đàm phán hạt nhân Iran.- Quảng Nam: Tạo sức bật mới cho sự phát triển từ tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch
Mỹ sẵn sàng gặp phía Triều Tiên bất cứ lúc nào mà không cần điều kiện kèm theo. Đây là khẳng định của Đặc phái viên Mỹ về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Sung Kim trong cuộc gặp 3 bên với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản tại thủ đô Seoul. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các đặc phái viên của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản về vấn đề hạt nhân Triều Tiên kể từ khi ông Sung Kim đảm nhận chức vụ này từ tháng 5. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa 8 kết thúc vào tuần trước, trong đó bàn thảo đối sách chiến thuật và chiến lược phủ hợp cũng như đường hướng hành động" cần được duy trì trong quan hệ với Mỹ trong tương lai. Vậy triển vọng khởi động lại đàm phán Mỹ - Triều Tiên ở thời điểm này được nhận định như thế nào?
Iran và các cường quốc thế giới hôm qua nối lại vòng đàm phán thứ 6 tại thủ đô Vienna của Áo về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015. Năm vòng đàm phán vừa qua đã đạt được các bước tiến lớn, nhưng các bên liên quan nhận định sẽ khó đạt được một thỏa thuận trước cuộc bầu cử Tổng thống Iran vào ngày 18/06 tới.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa quyết định dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt với Iran trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ. Việc nới lỏng trừng phạt Iran lần đầu tiên trong gần 2 năm qua được xem là nỗ lực của Mỹ nhằm tạo động lực cho các cuộc đàm phán hạt nhân dự kiến trong ngày hôm nay tại Vienna, Áo.
Người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez ông Osama Rabie vừa xác nhận các cuộc đàm phán với công ty sở hữu con tàu Evergiver về việc bồi thường thiệt hại vẫn đang được tiếp tục.
Hôm nay (15/4), vòng đàm phán mới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện tiếp tục được nối lại với sự tham gia của Iran và các cường quốc thế giới gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Đức. Cuộc đàm phán mới này diễn ra trong bối cảnh các bên liên quan có những động thái cứng rắn, khiến dư luận lo ngại về khả năng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Gần 3 năm kể từ khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Mỹ và Iran bắt đầu có những bước đi trở lại bàn đàm phán qua hai cuộc gặpđược tổ chức trong tuần này tại thủ đô Viên của Áo. Mặc dù đại diện của Mỹ và Iran chưa có cuộc tiếp xúc trực tiếp và các tuyên bố chỉ được truyền tải qua các bên trung gian, nhưng đây có thể xem là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên và cần thiết, hướng tới việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Triển vọng của việc Mỹ quay trở laih thỏa thuận này đến đâu? Những rào cản chính của quá trình đó là gì?
Iran và các cường quốc thế giới vừa kết thúc cuộc đàm phán ngày đầu tiên về thỏa thuận hạt nhân Iran, diễn ra tại thủ đô Viên, Áo, với hi vọng “làm sống lại” thỏa thuận mang tầm thế kỷ được các bên ký kết vào năm 2015. Dư luận bước đầu đã có những nhận định sau ngày họp đầu tiên này.
Tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông vừa có tín hiệu mới khi các nước thuộc nhóm Bộ Tứ, gồm Ai Cập, Gioóc-đa-đi, Pháp và Đức đã nối lại các cuộc gặp gỡ hồi đầu tuần ở thủ đô Cai-rô, Ai Cập. Dư luận khá kỳ vọng vào sự kiện này bởi nhìn lại thời gian qua, bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế, các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine vốn bế tắc từ năm 2014, vẫn chưa có bất cứ triển vọng sáng sủa nào. Đặc biệt trong bối cảnh Mỹ sắp có chính quyền mới, còn khu vực Trung Đông cũng có hàng loạt chuyển biến địa chính trị, đâu sẽ là triển vọng cho tiến trình hòa bình Trung Đông trong thời gian tới. BTV Phương Hoa trao đổi với phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông về nội dung này.
Sau gần 10 tháng đàm phán vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều thời điểm tưởng chừng như bế tắc, Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng cũng hoàn tất “cuộc chia ly” mang tên Brexit theo kịch bản mà cả hai bên có thể chấp nhận được. Cơ bản xử lý hài hòa được những điều kiện và yêu cầu cứng rắn của hai bên, thỏa thuận thương mại hậu Brexit vừa đạt được có thể nói đã giúp Anh và EU tránh một cuộc khủng hoảng ngay trước mắt. Chương trình Hồ sơ sự kiện hôm nay sẽ giúp quí vị nhìn lại thỏa thuận thương mại hậu Brexit lịch sử vừa đạt được cũng như quá trình gần 1 năm đàm phán đầy trắc trở, cùng một vài dự báo cho giai đoạn tiếp theo.
Đang phát
Live