- Kết nối hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - CHLB Đức.- Tăng cường áp dụng công nghệ- thực hiện thành công Chiến lược Kiểm toán Nhà nước giai đoạn 2020-2030.- Kích cầu nội địa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhiều bạn trẻ có học lực khá, giỏi đã quyết định chọn học nghề ngay từ đầu, thay vì nhiều năm theo đuổi ước mơ vào đại học - Thực tế khẳng định tư duy chọn trường, chọn nghề đã-đang thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Câu chuyện ở trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang góp phần lý giải thực tiễn này. Với rất nhiều học viên theo học chương trình 9+ ; 90% học sinh ra trường có việc làm, thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng một tháng, đây là điểm sáng thu hút học viên, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn.
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách nay 1 0 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu của Đề án này. Hãy cùng ông Đỗ Năng Khánh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội nhìn lại hoạt động này gần một thập kỷ qua: Những điểm sáng cần nhân rộng và những bất cập cần sửa đổi trong thời gian tới, để hiệu quả ngày càng thực chất:
- Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.- Xuất hiện nhiều điểm nứt, lún trên diện rộng gần thủy điện Đắc R'tih ở Đắc Nông. Chính quyền địa phương yêu cầu các cơ quan chức năng, chủ đầu tư có biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân gần khu vực hồ, đập.- Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi nguy cơ sạt lở đất vẫn hiện hữu ở các huyện miền núi.- Bộ Giáo dục và đào tạo chuẩn bị tổ chức thẩm định vòng 2 sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 với nhiều điểm mới trong công tác thẩm định nhằm tránh sai sót như trong một số cuốn sách lớp 1 vừa qua.- Kỷ niệm 103 năm ngày Cách mạng tháng 10 Nga - sự kiện lịch sử, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.- Nước Mỹ chia rẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống khi hàng triệu cử tri xuống đường để ủng hộ 2 ứng cử viên. Trong khi đó cả ông Donald Trump và Joe Biden đều tuyên bố, bên đang gấp rút chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý, được dự báo có thể kéo dài.
2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Mục tiêu của chiến lược là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề, trình độ đào tạo mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Chúng ta đang ở tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Khách mời là ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội cùng các giảng viên, học viên sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin thực tiễn: những hiệu quả đạt được; những bất cập-tồn tại và giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo, với cơ hội nghề nghiệp, tương lai rộng mở hơn cho các học viên sau đào tạo nghề.
Mục tiêu chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 (nay là hoạt động giáo dục nghề nghiệp) là đến cuối năm nay, hoạt động dạy nghề không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề mà một số ngành nghề phải đạt trình độ ASEAN và thế giới; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội... Chúng ta đang ở những tháng cuối thực hiện các mục tiêu này. Mời quý vị cùng ông Mạc Văn Tiến – chuyên gia lĩnh vực việc làm, giáo dục nghề nghiệp và an sinh xã hội nhìn lại những hiệu quả đạt được, những bất cập-tồn tại và đề xuất giải pháp cần thực hiện đối với cả người dạy, người học, người quản lý, để công tác này hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Chất lượng giáo dục ở bậc đại học những năm gần đây được đánh giá có nhiều chuyển biến, song vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025. Một trong mục tiêu được đặt ra trong Đề án này là đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
- Trò chuyện cùng NSUT Đức Long và ca sĩ Hiền Anh trong chuyên mục Chat với người nổi tiếng.- Phở cuốn- một món ăn đặc trưng của Hà Thành.
Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
-Tiếp cận, hỗ trợ kịp thời người dân, giáo viên và học sinh miền Trung. -Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật vươn lên thoát nghèo. -Duy Tiên, Hà Nam: Phát triển chăn nuôi bò sữa xoá đói, giảm nghèo.
Đang phát
Live