Sau một thời gian dài trì hoãn do dịch Covid-19, Đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) cầm quyền tại Đức vừa tiến hành bầu ông Armin Laschet làm tân Chủ tịch đảng tại một hội nghị bỏ phiếu theo hình thức trực tuyến. Với kết quả này, ông Laschet - Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen (NRW), 59 tuổi, sẽ trở thành lãnh đạo mới của đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo trong liên minh bảo thủ cầm quyền CDU/CSU. Cũng đồng nghĩa, chính trị gia này sẽ trở thành ứng cử viên tiềm năng thay thế Thủ tướng Angela Merkel - nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất không chỉ tại Đức mà cả khu vực châu Âu. Liệu chính trường Đức trước “ngưỡng cửa” mới sẽ như thế nào?
Cuối tuần qua, đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo của Đức (gọi tắt là CDU) đã tiến hành bầu chủ tịch mới. Đây là một vị trí rất quan trọng, không chỉ trong vai trò dẫn dắt đảng CDU, mà còn nhiều khả năng trở thành Thủ tướng Đức kế nhiệm bà Angela Merkel trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Tại phiên bỏ phiếu của đảng CDU, ông Laschet, Thủ hiến bang North Rhine-Westphalia, người theo đường lối trung hữu đã vượt qua ứng cử viên theo đường lối bảo thủ Friedrich Merz để trở thành tân Chủ tịch đảng CDU. Dư luận quốc tế đang rất quan tâm ông Laschet sẽ dẫn dắt nước Đức như thế nào thời kỳ “hậu Merkel” và liệu những di sản trong suốt 15 năm cầm quyền của bà Merkel sẽ được tiếp nối như thế nào. Cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp sẽ phân tích về vấn đề này.
Chuyển tiền trái phép ra nước ngoài: Làm sao để ngăn chặn?.- Lộ diện người kế nhiệm Thủ tướng Đức Angela Merkel.- Những chuyến xe nghĩa tình hỗ trợ người bệnh khó khăn ở Lâm Đồng.
Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục - đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội. Năm 2020 là một năm rất đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo khi phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn: khi năm đầu tien thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trong điều kiện dịch bệnh, bão chồng bão, lũ trồng lũ... đặc biệt, đại dịch COVID-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thế nhưng, những đại dịch cũng là một cơ hội để đổi mới ngành trong tình hình mới. Nhìn lại năm 2020 ngành giáo dục đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 cũng như năm bản lề để tiếp tục bước vào chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sắp tới. Chương trình Đối thoại với chủ đề “Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng” với hai vị khách mời: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Hoàng Minh Sơn và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này.
Người học nghề cần nhiều thời gian thực hành trên máy móc không chỉ ở trong nhà trường mà cả thực tế tại các nhà máy, doanh nghiệp. Để tạo môi trường học tập gần nhất với mô hình tại doanh nghiệp, một số trường đào tạo nghề đã xây dựng mô hình đào tạo tích hợp học lý thuyết gắn với thực hành tương tự như một mô hình tại doanh nghiệp. Điều này giúp người học nhanh chóng có thể tiếp cận được công việc của doanh nghiệp trong quá trình thực tập và có cơ hội có việc làm ngay sau khi ra trường. Khách mời là ông Nguyễn Đức Sinh- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.
- Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi.- Đại dịch Covid-19 kích thích nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc.- Bảo tàng hạnh phúc ở Đan Mạch: bảo tàng nhỏ bé chứa đựng những điều lớn lao trong cuộc sống.- Bảo tồn Chợ nổi Cái Răng theo hướng hài hòa “tự nhiên – tự tạo”.- Trò chuyện với tác giả bài thơ “Tổ Quốc trong trái tim con” và Nhạc sỹ Trần Ngọc để nghe những chia sẻ về bài hát và nghề sáng tác thơ ca.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương mới đây Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên, có một vấn đề vướng mắc là Luật Giáo dục 2019 quy định chuẩn trình độ của nhà giáo mầm non có trình độ cao đẳng, tiểu học và trung học cơ sở phải có trình độ đại học trở lên. Việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019. Do vậy, Bộ hay các địa phương cũng không thể cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn vì như vậy là làm trái luật. BTV Đài TNVN và PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận về nội dung này.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống và trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Chính thức thành lập thành phố Thủ Đức – mở ra cơ hội tăng tốc và đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế của TP. HCM.- Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh chính thức có hiệu lực từ 23 giờ đêm nay. Hiệp định sẽ giúp tiết kiệm khoảng 3.500 tỷ đồng tiền thuế ngày trong năm 2021 tới, nhờ cắt giảm thuế quan từ 14 mặt hàng lợi thế của Việt Nam.- Ít nhất 26 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương sau vụ tấn công “đặc biệt nghiêm trọng” nhằm vào sân bay A-đen của Y-ê-men. Vụ tấn công xảy ra ngay sau khi máy bay chở Thủ tướng Y-ê-men hạ cánh.
Hôm nay, tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ công bố nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức. Theo đó, sau 60 ngày kể từ khi nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức có hiệu lực thi hành (từ ngày 1.1.2021, tức là sau ngày mai), từng đơn vị hành chính, các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính mới phải hoàn thành xong sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Quá trình chuyển tiếp từ việc sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức thành TP Thủ Đức được đánh giá là tạo ra nhiều thách thức. Việc triển khai sẽ đụng vào những thể chế, các chính sách hiện hành và những con người cụ thể ở địa phương. Câu hỏi đặt ra là làm sao để bộ máy hành chính nhà nước của thành phố Thủ Đức vận hành trơn tru mà không làm xáo trộn cuộc sống của người dân và hoạt động kinh tế của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn?
- Công bố Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức: Vận hành bộ máy hành chính nhà nước như thế nào để không bị xáo trộn của cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.- Thành tựu phòng chống Covid-19 nhìn từ việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin Sars Cov 2 “made in Viet Nam”.- Triển vọng thỏa thuận đầu tư toàn diện Liên minh châu Âu - Trung Quốc”.- Kon Tum: Giáo viên lo lắng khi học sinh lớp 1 vẫn chỉ học 1 buổi/ ngày.- Thúc đẩy sự chuyển đổi số của chính quyền ở TP.HCM.- Giao thừa 2021 tại New York không còn đám đông Quảng trường Thời đại.
Đang phát
Live