Xác định ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông là đi trước một bước trong phát triển kinh tế, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tập trung mọi nguồn lực, tháo gỡ các khó khăn về mặt bằng, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Một trong những đột phá chiến lược của Bình Dương là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả. Xác định: Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông là đi trước một bước trong phát triển kinh tế, nên Bình Dương đang tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ những điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm.
Tỉnh Lạng Sơn đang tích cực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa dịp cuối năm.
Thông tin từ Công ty Cổ phần đầu tư Phúc Thành Hưng/ Doanh nghiệp dự án cho biết, để bù đắp tiến độ bị chậm tại Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam (đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt), đơn vị yêu cầu các nhà thầu tập trung huy động nhân lực máy móc sớm hoàn thành các hạng mục trên tuyến.
Năm 2023, tỉnh Lào Cai được Trung ương giao trên 1.700 tỷ đồng để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó vốn đầu tư 873 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 829 tỷ đồng. Đến hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân vốn mới đạt 45%. Tỉnh Lào Cai đang chỉ đạo quyết liệt nhằm giải ngân vốn của các Chương trình này.
Sau các đợt mưa lớn vừa qua, các đơn vị thi công dự án cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Bình đang gấp rút thi công các hạng mục quan trọng.
Năm 2023, tỉnh Quảng Nam được phân bổ gần 1.227 tỷ đồng thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Đến ngày 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 310 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm, vốn sự nghiệp giải ngân gần 5 tỷ đồng, gần 10% kế hoạch. Tỉnh Quảng Nam làm gì để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. PV Đài TNVN tại miền Trung phỏng vấn ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.- 64 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2023 sẽ được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh vào cuối tháng này.- Lào Cai lập 117 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhằm thúc đẩy kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương mua bán hàng hoá, UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo chợ trên địa bàn.
Hiện nay, cả nước chỉ có hơn 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được cấp phép xây dựng. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp của các địa phương giai đoạn 2021-2030 vào khoảng 2 triệu 400 nghìn căn. Trên thực tế, các bộ, ngành địa phương đã có những phương án cụ thể để triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, nhưng việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Đang phát
Live