
Sáng nay (29/11), Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần thứ 5 với chủ đề "Hướng tới một xã hội hòa nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ" được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và tái định cư Myanma chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng/trưởng đoàn phụ trách lĩnh vực phụ nữ của 10 nước thành viên ASEAN. Đoàn đại biểu Đông Timo tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan làm trưởng đoàn tham dự hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Ở bài 1, chúng tôi đã đề cập “Những cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt” từ sự bất bình đẳng giới trong gia đình, cho thấy để người phụ nữ dám thay đổi, dám lên tiếng thì ngoài nhận thức của phụ nữ thì phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của nam giới, coi đây là vấn đề của nam giới và trách nhiệm của nam giới chứ không chỉ kêu gọi nam giới “động lòng” hay “thông cảm”. Từ thực tế này, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, dự án phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trong bài 2 của loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ”, chúng tôi gửi đến quý vị và các bạn bài viết với nhan đề “Dám đấu tranh, dám thay đổi”.
Mặc dù những năm qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, thế nhưng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn tồn tại từ lâu ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức cả về thể xác và tinh thần. Phần lớn người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ truyền thống, phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhẫn nhịn chịu đựng, chấp nhận bị bạo hành, không dám lên tiếng, cuộc sống chìm trong nỗi đau bạo hành. Cần phải đấu tranh để thay đổi bình đẳng giới cùng những hành động và chính sách thiết thực hơn, Đây cũng là nội dung được chúng tôi phân tích trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: không chỉ vì phụ nữ”. Chương trình hôm nay, mới quý vị và các bạn bài cùng nghe bài 1 có nhan đề “Những cuộc hôn nhân chan nước mắt”.
Thời gian qua, một số cán bộ lãnh đạo của tỉnh Lâm Đồng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, giảm niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Chỉ thị 34, ngày 20/04/2024 về 3 điều cần làm, 4 điều cần tránh trong cán bộ, đảng viên. Ngay khi triển khai thực hiện, chỉ thị đã nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, tạo động lực mới để cán bộ, đảng viên trong tỉnh đổi mới tư duy trong lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương phát triển. Ghi nhận của PV Quang Sáng tại Đảng bộ xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Trong các ngày từ 19-21/11/2024, tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN-ESCAP) và Cơ quan Phụ nữ LHQ (UN-Women) đồng tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng châu Á – Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (BPFA), với sự tham dự của 1.200 đại biểu đến từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định học tập, làm theo Bác để xây dựng Đảng ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.- Chủ tịch nước Lương Cường tham dự Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC và các khách mời, ủng hộ quan điểm hợp tác và kết nối liên khu vực.- Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bra-xin và thăm Cộng hòa Dominica.- Chính phủ quyết định bổ sung 800 tỷ đồng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.- Làng rau Trà Quế, Đà Nẵng trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 55 "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024.- Brazil ra mắt Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Sáng nay (15/11), tại Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành cơ quan trung ương, Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội một số địa phương, các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và hơn 800 đại biểu thuộc các đơn vị của lực lượng Công an nhân dân. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam
Theo xác nhận của truyền thông Mỹ, đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử hôm 5/11 vừa qua. Như vậy, khép lại mùa bầu cử 2024, đảng Cộng hòa đã giành chiến thắng ngoạn mục khi kiểm soát được cả Thượng viện lẫn Hạ viện, chiếm nhiều ghế hơn trong cuộc đua tranh Thống đốc, đồng thời ứng cử viên của đảng này, ông Donald Trump cũng giành chiến thắng vang dội trên đường đua vào Nhà Trắng. Kết quả này không chỉ thể hiện chiến thắng của đảng Cộng hòa trong việc thu hút cử tri, mà còn cho thấy những thay đổi trong lòng xã hội Mỹ. Vấn đề quốc tế hôm nay sẽ phân tích những yếu tố giúp Đảng Cộng hòa đạt được thành công và tác động của chiến thắng này đến các chương trình nghị sự của nước Mỹ trong 4 năm tới, qua cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế.
Tổng bí thư Tô Lâm làm việc với lãnh đạo thành phố Hải phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.- Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra chủ trì trọng thể lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường sang thăm chính thức Cộng hòa Peru với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Hai nhà lãnh đạo thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Peru.- Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương.- Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 tăng gần 4 lần lên mức 257 tỷ đô la so với năm ngoái.- Hơn 800 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu. Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường năm nay hướng đến “Phá vỡ rào cản, thu hẹp khoảng cách”.
Đang phát
Live