Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên kiên trung, kiệt xuất của Đảng đã đi xa để lại bao tiếc thương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước, trong đó có đồng bào các dân tộc tình miền núi, biên giới Lai Châu. Những lời chỉ đạo, căn dặn của Tổng Bí thư để lại đã được cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc Lai Châu khắc ghi, nguyện hứa tiếp tục tiếp nối, quyết tâm hiện thực hóa mong mỏi của ông.
Cùng với đồng bào cả nước, đồng bào dân tộc Khmer luôn dõi theo thông tin về việc tổ chức lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên các phương tiện truyền thông. Nhiều bà con đồng bào Khmer bày tỏ sự tiếc nuối và hướng tấm lòng của mình đến với Tổng Bí thư, một lãnh đạo đã dành trọn sự nghiệp cách mạng vì nước, vì dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng với Đảng, Nhà nước quan tâm, đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, các chương trình... để xây dựng đất nước, trong đó, có các chương trình, chính sách chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn… phát triển kinh tế, xã hội, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị.
Chiều 4/1/2013, không quản ngại đường xá xa xôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm xã vùng cao Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, thuộc diện 62 huyện nghèo của cả nước. Nói chuyện thân mật với cán bộ chủ chốt và đông đảo bà con địa phương, Tổng Bí thư ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất, đời sống và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới cán bộ, đảng viên và nhân dân Trạm Tấu nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung, nhân dịp năm mới 2013. Hơn 10 năm qua đi, hình ảnh giản dị, thân thiết của Tổng Bí thư vẫn còn im đậm trong tâm trí người dân nơi đây.
Sáng nay (25/7), tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP.HCM, các lực lượng vũ trang, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đoàn ngoại giao các nước tại thành phố, đoàn đại biểu các tỉnh, thành phía Nam cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã kính cẩn nghiêng mình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tiếc thương sâu sắc.
Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Trung Quốc – ASEAN, ông Hứa Ninh Ninh có nhiều năm theo dõi sự phát triển của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và cho rằng nền kinh tế Việt Nam phát triển có một phần đóng góp không nhỏ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Những đóng góp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự phát triển của Việt Nam, với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cả trong đường lối đối ngoại tự chủ của đất nước đã mang lại những lợi ích cho đất nước, cho nhân dân. Điều này sẽ mãi được ngườI dân ghi nhớ, biết ơn. Đây là nhận định của Giáo sư Srikanth Kondapalli, nhà nghiên cứu cao cấp, trưởng khoa của trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru, Ấn Độ trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN.
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thúc đẩy thực hiện các mục tiêu Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 - 10 triệu Gen Z thất nghiệp - con số đáng lo ngại cho Chính phủ Indonesia - Ngành công nghiệp sửa chữa và bảo dưỡng máy bay ở Malaysia ngày càng phát triển
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan tại Lào, diễn ra từ hôm nay (24/7) và kéo dài đến ngày 27/7 tới. Hội nghị tập trung thảo luận việc tổ chức thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và xây dựng Kế hoạch chiến lược nhằm tổ chức thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Với khẩu hiệu “Tăng cường kết nối và tự cường ASEAN”, trong năm Chủ tịch ASEAN 2024, Lào xác định 9 ưu tiên, trong đó, có 4 ưu tiên về tăng cường kết nối ASEAN và 5 ưu tiên về tự cường ASEAN. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 57, những ưu tiên này sẽ được nước Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 triển khai cụ thể ra sao? Phóng viên Trần Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Lào, thông tin về Hội nghị này.
Qua kiểm tra, rà soát, Lâm Đồng xác định nhiều khu vực trong tỉnh có nguy cơ sạt lở đất, trong đó thành phố Đà Lạt có hơn 60 điểm công trình xây dựng nằm trong nhóm cảnh báo nguy cơ sạt lở cao cần khẩn trương khắc phục.
Đang phát
Live