Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới vừa chính thức vượt mốc 38 triệu ca. Điều đáng chú ý là tâm dịch giờ đây không chỉ tập trung tại Mỹ, Ấn Độ, Brazil mà đã lan sang diện rộng với số ca mắc mới tăng nhanh tại các khu vực khác. Trong bối cảnh chính phủ nhiều quốc gia dường như bất lực trong việc tìm ra một giải pháp hiệu quả để khống chế dịch bệnh, trong khi người dân chán nản và mệt mỏi với các biện pháp giãn cách xã hội, những ý kiến về chiến lược miễn dịch cộng đồng đã xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesusvừa khẳng định không thể lựa chọn miễn dịch cộng đồng để đối phó với Covid-19, và đây cũng là chủ đề của 10’ Sự kiện Luận bàn hôm nay: “Miễn dịch cộng đồng – “nhiệm vụ bất khả thi” với Covid-19”.
- Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ứng phó với mưa lũ.- Áp dụng công nghệ cao nâng cao giá trị kinh tế trái hồng Lâm Đồng.- Chuyên mục “Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam” + Những cột mốc tâm linh ở Trường Sa; + Lữ đoàn 146 bảo vệ vững chắc chủ quyền Trường Sa; - + Câu hỏi Tìm hiểu biển, đảo Việt Nam
- Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ - Cần nới lỏng điều kiện để người dân tiếp cận hưởng lợi. - Các mô hình mô hình hợp tác xã điểm phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại Quảng Ninh.
Tính đến nay chương trình cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (gọi tắt là chương trình EPS) đã thực hiện được 16 năm, đã có trên 100.000 lượt người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này. Thành công của chương trình là đã cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động và gia đình, đóng góp số ngoại tệ không nhỏ đối với nền kinh tế của Việt Nam và góp phần quan trọng trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam– Hàn Quốc. Đến nay có khoảng 70.000 lượt người lao động đã về nước, đây là con số không nhỏ, là nguồn lao động quý cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các chính sách hỗ trợ đối với người lao động EPS về nước để tận dụng nguồn lao động có kinh nghiệm, am hiểu văn hóa, tập quán của đất nước Hàn Quốc này. Khách mời là ông Nguyễn Xuân Tạo, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ông Ha Sang Jin – Trưởng Văn phòng đại diện Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam.
Nhóm nhân sỹ Hà Đông và tình yêu Hà Nội.-Trải nghiệm tập yoga giữa lòng đại dương – một ý tưởng xa vời nhưng lại là thực tế.- Đi đâu xem gì để có những gợi ý thú vị.- Những sự kiện trong nước nổi bật trong tuần.
Dược liệu bổ Phổi: Tăng sức đề kháng và tư vấn cách sử dung Đông trùng hạ thảo đúng cách. Khách mời: Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan - Nguyên chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuốc và trang thiết bị y tế, Cục quân y, Bộ Quốc phòng
Hôm nay là một ngày đặc biệt với những công dân Thủ đô Hà Nội và với những người yêu mến Thủ đô ta - kỷ niệm 66 năm giải phóng Thủ đô, 1010 năm Thăng Long – Hà Nội. Và trong tuần diễn ra nhiều sự kiện văn hóa ý nghĩa hướng về dịp Kỷ niệm này. Trong đó là Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần 13. Ở hạng mục Giải thưởng Việc làm - Vì tình yêu Hà Nội có 2 giải được trao, trong đó một giải trao cho nhóm Nhân sĩ Hà Đông với việc dâng tặng lại sắc phong cho các làng xã ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành cả nước. Chuyên mục câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, thành viên nhóm Nhân sỹ Hà Đông để hiểu thêm việc làm và những cống hiến thầm lặng mà nhóm Nhân sỹ Hà Đông mang đến cho cộng đồng.
- Nhóm nhân sỹ Hà Đông và tình yêu Hà Nội.- Chùa Trấn Quốc - một trong những chốn cửa Phật linh thiêng không chỉ bởi địa thế mà còn bởi lịch sử gắn liền với dân tộc, với Phật giáo Thăng Long - Hà Nội.- Tác giả ‘Phố nhà thờ’ Marko Nikolic: Hạnh phúc nhân đôi khi được nhận giải Bùi Xuân Phái.
- Phỏng vấn Thượng tá Trần Mạnh Chiến, CNCT Vùng 4 Hải Quân điểm tựa cho bà con trên biển. - Phát triển du lịch cộng đồng trên xã đảo Tiên Hải. - Ngư dân tích cực chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).
Năm 2020 được dự báo tiếp tục là năm ít nước, dòng chảy lũ về ĐBSCL nhỏ, nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, thiếu nước, mặn xâm nhập vào các tháng mùa khô 2020-2021, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh ở mức cao đến nghiêm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 36/CT-TTg yêu cầu các địa phương chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. Phóng viên Thạch Hồng phản ánh về sự chủ động trong công tác này ở Sóc Trăng:
Đang phát
Live