Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022) và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ, từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 6 loại sản phẩm như pin, ắc quy; điện, điện tử; săm, lốp; dầu nhớt; phương tiện giao thông và nhóm bao bì sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm. Thời gian từ nay đến hạn quy định chỉ còn gần 3 tháng, phóng viên Đài TNVN ghi nhận ý kiến từ các bên liên quan về nội dung này. Bài viết được thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường.
Từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã thiết lập tư cách lưu trú mới để tiếp nhận người nước ngoài làm việc ở một số lĩnh vực ngành nghề của Nhật Bản như một lực lượng lao động có thể làm việc ngay gọi là “Specified Skilled Worker (SSW: Người lao động kỹ năng đặc định)”. Hiện tại, để làm việc tại Nhật Bản với tư cách là lao động kỹ năng đặc định (tư cách lưu trú là “kỹ năng đặc định số 1”), ứng viên cần phải hoàn thành thành tốt chương trình thực tập kỹ năng (3 năm) hoặc thi đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định (bao gồm thi kỹ năng và kiểm tra tiếng Nhật). Lần đầu tiên kỳ thi kỹ năng đặc định vừa được tổ chức tại Việt Nam. Để tìm hiểu về nội dung này, xin giới thiệu các vị khách mời: - Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Nhân Ái (Nhân Ái Corp).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, thành phố Hà Nội đã dành hơn 2.100 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đây là nguồn lực quan trọng để vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội.
Sản lượng lúa sản xuất tại ĐBSCL những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn, chiếm hơn 50% sản lượng lúa sản xuất và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Sản xuất lúa ở ĐBSCL ngày càng đối mặt với tác động của biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới; quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Từ bối cảnh ấy, ngày 27 tháng 11 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Nhân chuyến khảo sát các HTX ở tỉnh Trà Vinh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã thông tin cơ bản cho báo chí về công tác triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” và vai trò của lực lượng khuyến nông cộng đồng.
Sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp lần thứ 31. Tại phiên họp này Ủy ban TVQH cho ý kiến vào 7 dự án Luật quan trọng và tiến hành chất vấn đối với lĩnh vực tài chính và lĩnh vực ngoại giao. Trong sáng nay, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy ban TVQH cho rằng: vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, vấn đề tắc nghẽn giao thông, vấn đề xử lý rác thải, ngập úng... là những vấn đề nổi cộm. Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải trao quyền linh động để Thủ đô giải quyết căn cơ được những vấn đề này.
Tỉnh Lai Châu đang tích cực triển khai công tác chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo động lực để địa phương phát triển. Hơn 97% thôn, bản, tổ dân phố phủ sóng điện thoại di động; gần 83% số thôn, bản, tổ dân phố phủ sóng internet không dây. Đây là điều kiện quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện trao đổi văn bản điện tử và đưa vào khai thác, sử dụng hơn 3.000 hòm thư điện tử công vụ. Đến nay, Lai Châu cũng đã khai thác hiệu quả công nghệ số khi có gần 54% người dân sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử; 100% cơ sở giáo dục hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số.
Tối 13/3, bên bờ sông Gianh đoạn thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.
Sau gần 5 năm triển khai chương trình OCOP, đến nay, Lâm Đồng đã phát triển được gần 400 sản phẩm đạt chứng nhận. Không chỉ góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế nông thôn, mà còn nâng cao giá trị, thương hiệu nông sản địa phương.
Trên thị trường thiết bị hỗ trợ sức khỏe hiện nay, có rất nhiều sản phẩm mang đến hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Thế nhưng, không phải sản phẩm nào cũng có thể dễ sử dụng giống như máy cứu ngải có khả năng hỗ trợ chữa trị đa dạng các loại bệnh từ thông thường cho đến bệnh mạn tính. Đây cũng là lý do mà bạn cần phải sở hữu ngay máy cứu ngải thương hiệu Khánh Thiện cùng với các sản phẩm thuốc đi kèm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, được Cục quản lý dược - Bộ Y tế kiểm duyệt chất lượng khi lưu hành. Sự khác biệt giữa sử dụng cứu ngải theo phương pháp truyền thống và hiện đại là gì? Người bệnh sẽ được hưởng lợi ích gì khi sử dụng máy cứu ngải Khánh Thiện? Tư vấn của Lương y Trần Minh Thịnh - người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh đông y bằng phương pháp cứu ngải xông hơi, sử dụng dược liệu.
Sáng nay (13/3), Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng 5 năm (2021-2025) và tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thông tin từ Hội nghị cho biết, qua thanh tra, kiểm toán, cơ quan chức năng tỉnh này phát hiện sai phạm hơn 95 tỷ đồng và 1.900 mét vuông đất cấp sai quy định.
Đang phát
Live