Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.
Tiếp tục chuỗi leo thang căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, chính quyền Mỹ đã đột ngột yêu cầu đóng cửa tổng lãnh sự quán của Trung Quốc ở thành phố Houston, bang Texas. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng động thái này để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ và các thông tin cá nhân của người Mỹ. Phía Trung Quốc gọi đây là “sự leo thang chưa từng có” nhằm vào nước này và cảnh báo sẽ trả đũa nếu Mỹ không chịu rút lại quyết định. Có thể nói, căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng trở thành một cuộc đối đầu toàn diện, trên tất cả các mặt trận. Nhiều câu hỏi đang được đặt ra sau hành động của Mỹ, chẳng hạn như hậu quả trong quan hệ Mỹ -Trung như thế nào, phải chăng đây là một chiến lược của Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh cử cuối năm nay? Để làm rõ nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Phạm Huân và PV Bích Thuận – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Mỹ và tại Trung Quốc.
- Người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Nguy cơ lây lan, khó kiểm soát dịch Covid-19 trong cộng đồng.- Nhận diện, ngăn chặn thủ đoạn mới: Buôn lậu qua đường bưu chính.- Đằng sau quyết định của Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston.- Bài 2 của loạt phóng sự "Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình" với nhan đề “Khép lại quá khứ, mở hướng tương lai”.- Người dân Bolivia sử dụng thuốc tẩy Clo dioxit chữa Covid-19 bất chấp cảnh báo của Bộ Y tế.
Trong tuyên bố mới nhất, chính quyền Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố vẫn sẽ đóng cửa biên giới mặc dù Liên minh châu Âu chuẩn bị mở cửa trở lại, cho phép các công dân của nước này nhập cảnh vào châu Âu từ ngày mai - 1/7. Đồng thời, New Zealand cũng dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) theo hình thức trực tuyến vào năm tới.
- Nên đóng cửa hay bán trường chuyên?- Câu chuyện dân tộc Mông, tỉnh Lai Châu: Lấy du lịch làm động lực xóa đói giảm nghèo.
Tưởng rằng đại dịch Covid-19 đã phần nào “giảm nhiệt” tại nhiều quốc gia và khu vực, nhưng sau khi các nước nới lỏng phong tỏa và bắt đầu mở cửa biên giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải đưa ra nhiều cảnh báo, bày tỏ lo ngại trước tốc độ lây lan nhanh chóng trở lại của virus Sars-CoV-2, báo hiệu những nguy cơ mới do làn sóng Covid thứ 2 gây ra. Từ châu Á, châu Mỹ cho đến châu Âu, “bóng ma” Covid lại đang quay trở lại do nhiều nguyên nhân.
- Từ kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 của Bộ Chính trị để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, đến những cơ hội và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.- Sự trỗi dậy về kinh tế của Việt Nam cũng được nhấn mạnh trong cuộc khảo sát của Phòng thương mại Australia, các doanh nghiệp coi là nơi thuận lợi nhất để mở rộng kinh doanh, vượt qua Philippines và Myanmar trong những năm gần đây.- Các nước Ả Rập và dư luận quốc tế hoan nghênh "Tuyên bố Cairo" với kỳ vọng chấm dứt cuộc khủng hoảng và xung đột vũ trang kéo dài 9 năm qua tại Libya.- Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã lan rộng tại nhiều nước trên thế giới, khởi nguồn từ 1 vụ việc “cụ thể” từ nước Mỹ. Liên quan đến vấn đề này, chương trình có bình luận nhan đề “Đốm lửa nhỏ, ngọn lửa lớn”.
- Bộ Chính trị ban hành kết luận về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang.- Khởi động chương trình “Hành trình đỏ" lần thứ 8 với mục tiêu lan tỏa cho 600 nghìn người về hiến máu tình nguyện.- Giúp việc gia đình được ký hợp đồng, được nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày mỗi tháng… Đây là những đề xuất đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định quy định về lao động là người giúp việc gia đình. Nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi liệu quy định này có khả thi khi đi vào thực tiễn cuộc sống?- Ông Joe Biden chính thức trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ. Đây là lần tranh cử thứ ba của ông Biden cho nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ.- Indonesia từ chối đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, Chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng dịch Covid-19 làm vỏ bọc cho nỗ lực thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 3 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua Tuyên bố chung về giảm thiểu tác động kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải quyết cơ bản tồn đọng của Thủ Thiêm trong tháng 6 năm nay.- Tại tỉnh Đồng Nai, một cây phượng bật gốc trong sân trường khiến 3 người bị thương nhẹ. Liên quan vấn đề này, phóng viên Đài TNVN có bài “Lỗ hổng trong quản lý” khi nêu những bất cập trong quản lý cây xanh hiện nay.- Quan hệ Mỹ- Trung leo thang căng thẳng ở mặt trận “vận tải hàng không” khi hai nước thông báo dừng tất cả các chuyến bay thương mại.- Trong Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thủ đô Tripoli.
Những hành động liên tiếp của Trung Quốc đã và đang gây thêm căng thẳng tình hình Biển Đông, gây quan ngại lớn trong giới chuyên gia và học giả quốc tế. Để tìm hiểu rõ hơn, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nga phỏng vấn Luật sư Alexander Molotnikov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp lý châu Á, Trường Đại học tổng hợp quốc gia Lô-mô-nô-xốp, Liên bang Nga.
Đang phát
Live