Theo Nghị quyết 98/2023, Quốc hội đã cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon đầu tư từ nguồn ngân sách của thành phố. Thực tế, quá trình công nghiệp hóa nhanh cũng làm tăng phát thải khí nhà kính. Đồng thời, Thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu nên phải chủ động thực hiện các giải pháp phi công trình và công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Đáng mừng là, bước đầu, các vấn đề liên quan đến tín chỉ carbon đã được doanh nghiệp và chính quyền một số địa phương nhận thức được.
Hôm nay, tại Hà Nôi, Bộ Công an họp Ban Chủ đạo cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ dữ liệu số với cuộc sống (Data For Life 2023). Đây cuộc thi nhằm cổ vũ các ý tưởng sáng tạo khai thác dữ liệu một cách hiệu quả để hình thành các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thiết thực phục vụ 3 trụ cột gồm: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả, minh bạch, dễ giám sát trong công tác quản lý hoạt động đo đếm điện năng, ghi chỉ số, lập hoá đơn tiền điện cho cả bên bán điện và bên mua điện, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) thực hiện lộ trình thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về những ngày cuối tháng trong năm 2023. Việc thay đổi này sẽ thực hiện theo lộ trình từ năm 2023 đến năm 2025.
Chiều nay (19/10), tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều ý kiến tại buổi làm việc kiến nghị tới Ban Tuyên giáo Trung ương về việc chỉ đạo đánh giá tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông. Cần ban hành văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/2023/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần thực hiện thành công cam kết đưa phát thải ròng về 0 (netzero) vào năm 2050, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Bài viết “Quyết liệt triển khai các giải pháp TKNL đặt ra tại Quy hoạch tổng thể Năng lượng quốc gia” của PV Nguyên Long đề cập nội dung này:
Ngày 12/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023”. Cuộc thi được tổ chức lần thứ 2 theo hình thức trực tuyến trên nền tảng trang Thông tin điện tử của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả VNEEP. Đây là hình thức truyền thông hoàn toàn mới, sáng tạo về tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả cao, có tính lan toả rộng rãi và tiết kiệm chi phí.
Thực hiện lộ trình chuyển đổi ghi chỉ số công tơ điện thống nhất về ngày cuối tháng trên phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, đến năm 2025 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ hoàn thành công tác này. Trao đổi với phóng viên báo chí nhân ngày Giải phóng Thủ đô và Ngày Chuyển đổi số Việt Nam (10/10/2023), đại diện Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHN) và Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành công tác này trong năm 2024, tức là sớm hơn một năm theo kế hoạch, nhờ hạ tầng công nghệ thông tin đủ điều kiện cho phép triển khai thực hiện.
Nghi vấn bữa ăn 800.000 đồng của Đội tuyển Bóng bàn trẻ bị “bớt xén” và quy chuẩn dinh dưỡng thể thao.- Công an thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn 2 tình huống xử lý khi gặp sự cố cháy chung cư.- Cảm giác nhảy dù từ độ cao 4100m với cụ bà 104 tuổi.
Tăng kết nối hệ thống dịch vụ vận tải – giảm chi phí logistics- Khai thác hệ thống hạ tầng, tăng vị thế doanh nghiệp vận tải biển- Du lịch TP.HCM đang tăng trưởng mạnh mẽ trở lại
Thực hiện Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ về chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), cùng với các cấp, các ngành, các lực lượng, Chi đội Kiểm ngư số 2 đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều biện pháp với quyết tâm cùng ngành thủy sản gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), khẳng định là lực lượng nòng cốt trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên các vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các nước, tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài. Phóng sự của PV Thu Lan:
Đang phát
Live