Vì sao người dân vẫn hiếu kì, tụ tập xem bắt cướp, gỡ bom… bất chấp nguy hiểm?- Hà Lan mở cửa bảo tàng đặc biệt nhất thế giới trưng bày toàn bộ các bộ sưu tập mà bảo tàng sở hữu.- Câu chuyện về Dự án dạy boxing tự vệ cho trẻ em nghèo ở Brazil.- Lời ru những dòng sông – Sáng kiến sử dụng âm nhạc kể chuyện biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Một câu chuyện khá hi hữu vừa xảy ra khi mới đây, nhạc sỹ Giáng Son vừa bị nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới Youtube cảnh báo bản quyền chính tác phẩm nổi tiếng của mình là “Giấc mơ trưa”. Youtube cũng yêu cầu nữ nhạc sỹ phải xác minh bản quyền với một đơn vị mà chị chưa từng biết. Tác giả ca khúc “Giấc mơ” đã ủy quyền cho Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam giải quyết vấn đề này. Sự việc đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao vẫn tồn tại những nhập nhằng về tác quyền âm nhạc trên mạng Internet? Cần có hướng xử lí thế nào trước những bất cập này? BTV Hải Quân trao đổi cùng nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn - Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam và nhà báo Kiều Trinh (bút danh Trinh Nguyễn) - chuyên theo dõi mảng văn hóa của báo Thanh niên.
Cần giải quyết những nhập nhằng về tác quyền âm nhạc trên mạng Internet như thế nào?- Lễ hội “Ngày của người chết” - nét văn hóa đặc sắc của người Mexico.- Niềm vui của những nhà tuyển dụng và người lao động tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – TPHCM – Bình Dương
Thanh Bùi được khán giả biết đến khi trở thành người Việt Nam đầu tiên vào Top 8 cuộc thi "Thần tượng âm nhạc Úc 2008" (Australian Idol). Có thể nói, đây chính là vinh dự lớn đối với một ca sĩ Việt ở đấu trường âm nhạc quốc tế và là bước đột phá trong sự nghiệp âm nhạc của chàng nghệ sỹ tài năng này. Trước đó, Thanh Bùi còn được biết đến với vai trò là thành viên của bạn nhạc North gồm 4 thành viên. North hoạt động chủ yếu ở thị trường âm nhạc châu Á. Trong thời gian hoạt động, ban nhạc đã cho ra đời 2 album thành công, đạt Top 1 ở các bảng xếp hạng danh giá của các quốc gia như Singapore, Philippines… Không chỉ dừng lại ở một cái tôi nghệ thuật tinh tế thể hiện qua các sản phẩm âm nhạc thành công, người ta còn biết đến hình ảnh của một người truyền lửa nghệ thuật hết mình đầy tâm huyết của làng nhạc Việt, đặc biệt anh đã dành nhiều tâm huyết cho giáo dục nghệ thuật, nhằm nuôi dưỡng và phát triển những tài năng âm nhạc nhí.
Hiện nay giới trẻ đang lan truyền đoạn nhạc nền có lời lẽ phản cảm trên mạng xã hội Tiktok với hastag #muachoconchieccongtay (mua cho con chiếc còng tay) xuất hiện trên xu hướng nội dung nổi bật của mạng xã hội này. Đây là một đoạn lời trong ca khúc Censored của Chị Cả - tên thật là Đinh Thanh Tùng, thí sinh cuộc thi King of Rap. Bài rap có ca từ, nội dung được cho là phản cảm, dung tục. Mới đây, nhóm Rap Nhà Làm cũng gây bức xúc khi phát hành bài rap Thích ca mâu Chí có nhiều từ ngữ xúc phạm tôn giáo, xuyên tạc hình ảnh của Đức Phật. Đây chỉ là hai ví dụ điển hình trong số nhiều ca khúc bị đánh giá nhảm, dung tục xuất hiện trên mạng trong thời gian qua. Điều đáng nói là thứ âm nhạc này đang len lỏi, xâm lấn vào đời sống với tốc độ chóng mặt “như một dịch bệnh”, tác động không nhỏ đến người nghe nhạc, nhất là giới trẻ - đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Trong khi, cho đến bây giờ, các cơ quan chức năng vẫn chưa có chế tài cụ thể trong việc xử lý vấn nạn “nhạc rác” trên các phương tiện.Cùng khách mời là nhà báo Nguyễn Mạnh Hà, chuyên viết về mảng âm nhạc của Báo Tiền Phong sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Ngăn chặn “nhạc rác” và những hành vi phản cảm trong lĩnh vực âm nhạc.- Thuốc tắm của người Dao đỏ - bài thuốc cổ truyền trở thành thương hiệu bạc tỷ.
Trong khi nhiều nhạc sĩ trẻ hướng đến sáng tác những ca khúc hit, sôi động, mang tính thị trường thì Hoàng Trang lại đam mê với những sáng tác dành cho thiếu nhi. Không chỉ sáng tác, Trang còn là nhà sản xuất âm nhạc và tổ chức những buổi hòa nhạc ở Việt Nam và Pháp, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa và âm nhạc Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Gặp gỡ nhạc sỹ Hoàng Trang với những sáng tác truyền cảm hứng và nhiều dự án âm nhạc cộng đồng với mong muốn đưa âm nhạc hàn lâm đến thiếu nhi Việt Nam.
Tình trạng “lang băm”: Làm gì để chấn chỉnh?- Lễ hội âm nhạc được tổ chức đồng loạt trên 6 châu lục, nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và công bằng vắc-xin ngừa COVID-19.- Cụ ông gần 70 tuổi vẫn miệt mài làm thiện nguyện ở Sóc Trăng.
Hòa chung các nỗ lực phòng chống dịch bệnh, nhiều tác phẩm âm nhạc về đề tài phòng chống COVID, về quê hương, Tổ quốc trong chương trình "Hát Lên Việt Nam – Let’s sing Việt Nam", sân chơi âm nhạc quy mô lớn do Đài TNVN tổ chức, tiếp tục nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo thính giả gần xa. Kể từ khi phát động vào tháng 2 vừa qua, cuộc thi đã nhận được hàng trăm ca khúc từ nhiều tỉnh thành trong nước và các quốc gia trên thế giới, với nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. Rất nhiều ca khúc có ca từ giản dị nhưng toát lên tình yêu vô bờ với quê hương Việt nam, “Việt Nam trong trái tim tôi” của các bạn bè quốc tế cũng làm lay động lòng người. Cùng gặp gỡ Nhạc sĩ Doãn Nguyên, Trưởng Ban Âm nhạc VOV3, Đài TNVN để giao lưu và nghe những chia sẻ về cuộc thi này.
Hát Lên Việt Nam – Let’s sing Việt Nam.- Tri ân nữ hoàng nhạc soul Aretha Franklin.- Cuốn sách Lắng nghe “Câu chuyện từ trái tim”
Đang phát
Live