Câu chuyện về tinh giản biên chế.- Chủ nghĩa dân túy thách thức khối đoàn kết châu Âu.- Áp lực thành tích trong thi cử: Xin đừng trút giận lên con trẻ.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, song tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm vẫn tăng gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020, đạt 5,64%. Ghi nhận những chỉ số tích cực này, song, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% cho cả năm 2021 thì GDP 6 tháng cuối năm phải đạt trên 7%. BTV Đài TNVN bàn luận cùng ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về nội dung: áp lực từ mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2021
Nhiều năm nay, kỳ thi vào lớp 10 công lập có sức ép không hề nhỏ, thậm chí còn gay gắt hơn cả thi đại học. Trong khi hiện nay đại học đã có nhiều hình thức xét tuyển hơn, “cánh cửa” cũng dường như cũng rộng mở hơn thì kỳ thi vào lớp 10 như ở Hà Nội năm học 2021-2022 này, chỉ có hơn 60% học sinh đỗ vào các trường công lập, còn gần 40% các em sẽ phải chọn những con đường khác. Vì thế mà những ngày gần đây, khi Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường công lập đã mang lại thật nhiều niềm vui nhưng cũng không ít nước mắt. Phụ huynh của những thí sinh thi trượt thất vọng 1 thì những đứa trẻ tuyệt vọng 10. Bởi các em không chỉ “gục ngã” trước một trong những kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời học sinh, mà còn mang cả áp lực và gánh nặng từ chính cha mẹ trên đôi vai nhỏ bé của mình. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc làm lúc này của các bậc phụ huynh là “Đừng tạo áp lực cho con bằng kỳ vọng của cha mẹ”, để con có tinh thần thoải mái, bước vào những lựa chọn mới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặt ra áp lực chuyển đổi số với các cơ quan báo chí trong kỷ nguyên mới. Điều này cũng tạo ra những cơ hội để mỗi cơ quan báo chí và người làm báo tự đổi mới để bắt kịp xu hướng chung của sự phát triển. Thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là đòi hỏi mang tính sống còn với các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Chính lúc này là lúc cần hơn nữa sự vào cuộc của báo chí để báo chí trở thành dòng thông tin chủ lưu quan trọng nhất, tin cậy nhất trong xã hội…Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam bàn luận về vấn đề này:
Báo chí thời đại 4.0 với áp lực chuyển đổi số.- Iran có Tổng thống mới theo đường lối bảo thủ Những dự báo mới về tình hình khu vực.- Dốc sức phục vụ chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất lịch sử tại TP.HCM.- Thông tin về giải bóng đá Châu Âu.
- Các địa phương xây dựng kế hoạch học bù sau mưa, lũ phù hợp không gây quá tải cho học sinh và giáo viên. - Bài viết “Cần Thơ đưa Bánh dân gian Nam bộ vào học đường”.
Chỉ trong 1 thời gian ngắn, Hà Nội liên tiếp ghi nhận những ca tử vong được nghi là do tự tử, phần lớn là của người trẻ. Vậy, điều gì đang xảy ra với họ? Liệu, có đơn thuần chỉ do áp lực công việc, cuộc sống khiến họ đưa ra quyết định như vậy, hay còn 1 yếu tố nào khác đằng sau những câu chuyện thương tâm?
Sau mỗi kỳ thi, có những học sinh khi kết quả thi không như mong muốn đã rơi vào trạng thái sốc, trầm cảm, thậm chí tự vẫn. Những hành động tiêu cực này có thể xuất phát từ áp lực mà các em tự đặt ra cho bản thân, nhưng cũng có một tỷ lệ không nhỏ là những áp lực từ phía cha mẹ, gia đình. Liệu ngôi trường các con học có phải là thể diện của bố mẹ? Mục tiêu vào trường danh giá gây áp lực ra sao? Nó có phải là tiêu chí để tạo ra giá trị của con người? Nội dung này được bàn luận với khách mời là PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập chương trình toán Pomath, người được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Đang phát
Live