Theo các chuyên gia, phát triển khu công nghiệp sinh thái gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam không phải là ngoại lệ trong tiến trình thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26). Đây cũng là một trong những lợi thế để Việt nam thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. PV Xuân Lan đã phỏng vấn ông Alessandro Flammini- Điều phối viên quốc tế, Trưởng kỹ thuật chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu I của Tổ chức UNIDO về vấn đề này:
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo của nước ta thời gian tới, sáng nay, sáng nay, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn với chủ đề “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”.
Từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững (năm 2021) tới nay, mỗi năm tỉnh Gia Lai giảm khoảng 3% số hộ nghèo. Thực tế cho thấy, công tác giảm nghèo tại tỉnh được tập trung tại vùng dân tộc thiểu số, với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án và khuyến khích người dân thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo bền vững.
Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Triển khai Nghị quyết số 06, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quyết định số 891, ngày 22/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng vừa công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là bản quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của nước ta. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu như: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%. Mức sống của người dân nông thôn gần với mức sống của khu vực đô thị… sẽ còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum có hơn 58.000 héc ta rừng, độ che phủ đạt gần 68%. 4 năm qua, cùng với quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, từ nhiều nguồn lực và sự tham gia tích cực của người dân, huyện Tu Mơ Rông đã trồng mới được hơn 2.000 héc-ta rừng và hơn 1,2 triệu cây phân tán. Phủ xanh thêm đất trống đồi núi trọc được huyện xác định là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế rừng, tạo sinh kế bền vững cho hàng chục nghìn người dân tộc Xơ Đăng, vốn chiếm tới hơn 95% dân số của huyện.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện biên giới Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chú trọng. Đây cũng được coi là "chìa khoá" để người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.
Để góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tôn vinh những mô hình kinh doanh sáng tạo, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hôm nay (8/10), Báo Thanh Niên phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội thảo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững”.
Dệt may, da giày là hai lĩnh vực được Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH) lựa chọn để hỗ trợ phát triển bền vững. Tại buổi lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” diễn ra hôm nay (26/09/2024), có 4 nội dung chính sẽ được triển khai trong thời gian 6 năm (giai đoạn 2024-2030) nhằm giảm thiểu dấu ấn môi trường của các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, biến đổi theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Trong đó, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xác định có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Đây được xem là cú hích tạo sức bật lớn giúp thúc đẩy tỉnh Đồng Nai phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Đang phát
Live