VOV1 - Mục tiêu tăng trưởng cao, trong tổng thể yêu cầu “phát triển nhanh, bền vững” , với 3 chân kiềng “kinh tế-xã hội-môi trường” đang gặp nhiều thách thức.
VOV1 -Chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn giao nhiệm vụ cho từng cán bộ sâu sát cơ sở trong tuyên truyền, vận động; người dân chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi của gia đình trong mùa đông. Cách làm này đã tạo ra hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương
VOV1 - Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 48 tỷ USD. Đây là mục tiêu đầy tham vọng, đặc biệt trong bối cảnh các yêu cầu về tính bền vững và trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với các thị trường quốc tế.
Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam đánh giá Việt Nam là “Ngôi sao sáng trong các điểm đến đầu tư”.- Tập trung hoàn thiện chính sách phát triển bền vững thị trường chứng khoán, nhất là trong nửa đầu năm 2025.
Năm 2024 được đánh giá là một năm vượt khó thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu ấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (gọi tắt là Hiệp định CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục - chỉ trong vòng 16 tháng, khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. Năm 2025 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường, tác động không thuận tới hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nước ta. Làm gì để công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả tích cực, tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP - với mục tiêu tăng từ 8% trở lên trong năm 2025? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng bàn về câu chuyện này.
Tại Đài Loan (Trung Quốc) có rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ cách đây hàng thế kỉ. Nhưng thời gian dần trôi cũng khiến nhiều nơi không còn phù hợp mục đích sử dụng và buộc phải dỡ bỏ. Trong bối cảnh đó, chính quyền khu vực Đài Nam đang triển khai một dự án đặc biệt - một ngân hàng vật liệu xây dựng cổ, giúp lưu giữ những vật liệu quý giá vẫn còn tái sử dụng được trước khi bị phá dỡ hoàn toàn. Nhờ đó, việc phá huỷ một công trình thực chất lại trở thành quá trình lưu giữ, bảo tồn và tăng tính bền vững cho ngành xây dựng.
- Thực trạng mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp vẫn diễn biến phức tạp. - Mạnh tay ngăn chặn, xử lý tình trạng rao bán hóa đơn. -Tăng trưởng xanh: Xây dựng cảng xanh- xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngày 05/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”. Hội thảo là hoạt động đầu tiên thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công Thương và IDH về hỗ trợ phát triển bền vững đối với các ngành Dệt may và Da giày - các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Đây là thông tin được các nhà khoa học hàng đầu thế giới nhấn mạnh tại toạ đàm “Vật liệu cho Tương lai Bền vững” diễn ra sáng nay (4/12), tại Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi Toạ đàm “Khoa học vì Cuộc sống” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học công nghệ Vinfuture 2024.
Ngày 3/12, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Tọa đàm "Giải pháp chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững".
Đang phát
Live